Chứng minh tài chính là thủ tục bắt buộc trong hồ sơ xin visa du học Nhật. Vậy hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản gồm những gì ? Quy định ra sao và bạn cần làm như thế nào nếu không có đủ tài chính theo yêu cầu ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.
Nội Dung Chính
Theo kết quả khảo sát của tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO), Việt Nam đứng thứ 2 về số lượng du học sinh đang theo học tại Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc.
Tuy nhiên tình trạng làm quá giờ, phạm pháp và bỏ trốn của một bộ phận học sinh Việt đã dẫn đến nhà chức trách Nhật Bản áp dụng chính sách nhập cảnh nghiêm ngặt hơn đối với Việt Nam từ giữa tháng 03/2017.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Đại sứ quán Nhật Bản xét duyệt COE/Visa du học Nhật ngày một khó khăn hơn, đặc biệt là hồ sơ chứng minh tài chính nhằm chọn lựa những học sinh có ý định du học một cách thực sự nghiêm túc.
Chứng minh tài chính du học Nhật Bản là gì ?
Là việc bạn cung cấp các tài liệu để chứng minh với Trường theo học /Đại sự quán rằng bạn và gia đình có đủ khả năng về tài chính để chi trả toàn bộ học phí, sinh hoạt phí… trong thời gian du học tại Nhật Bản, không có ý định bỏ trổn hay lao động trái phép bên ngoài.
Hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật được sử dụng 2 lần, một lần để nộp cho trường xin thư nhập học. Lần 2 dùng để nộp cho Đại sứ quán xin visa sang Nhật.
Cách chứng minh tài chính du học Nhật Bản mới nhất
Nếu so với thủ tục chứng minh tài chính du học Mỹ, Anh, Canada… thì chứng minh tài chính đi Nhật có phần dễ dàng hơn. Để làm thủ tục này, bạn cần chứng minh năng lực tài chính sẵn có thông qua sổ tiết kiệm và năng lực duy trì nguồn tài chính trong tương lai thông qua người bảo lãnh tài chính.
1. Sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm được đánh giá cao nhất vì đây là tài sản có tính thanh khoản cao, có thể rút ra để sử dụng khi cần. Đại sứ quán Nhật Bản không nêu rõ số tiền trong sổ tiết kiệm cần bao nhiêu nhưng về nguyên tắc cần đảm bảo số dư tối thiểu đủ để thanh toán chi phí sinh hoạt và học phí trong 1 năm đầu.
Chứng minh tài chính du học Nhật Bản cần bao nhiêu tiền ? Theo kinh nghiệm hơn 14 năm làm dịch vụ chứng minh tài chính du học Nhật Bản, sổ tiết kiệm cần có số dư tối thiểu từ 500 đến 600 triệu VND (có thể quy đổi sang USD, EURO,…).
Sổ tiết kiệm phải mở trước ít nhất 3 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ. Ví dụ, bạn nộp hồ sơ vào tháng 09/2022 thì sổ cần mở từ tháng 06/2022 trở về trước.
Hồ sơ sổ tiết kiệm bao gồm:
- 2 sổ tiết kiệm bản sao.
- 2 giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm.
Vậy nếu bạn không đủ tiền mặt để mở sổ tiết kiệm hoặc có tiền nhưng thời gian mở sổ chưa đạt yêu cầu thì cần xử lý như thế nào ?
Dịch vụ chứng minh tài chính du học Nhật Bản của Tài Chính Nguyễn Lê sẽ giúp bạn mở sổ tiết kiệm theo yêu cầu từ 30tr – 300 tỷ, thời gian lùi ngày tùy ý mà không cần yêu cầu tài sản bảo đảm.
Đây là sổ tiết kiệm do các ngân hàng uy tín phát hành như Agribank, Sacombank, ACB, Vietcombank, Techcombank… chỉ có điều là sổ bị phong tỏa nên bạn không thể rút tiền ra được mà thôi. Nhưng bạn vẫn xác nhận được số dư và khi Đại sứ quán xác minh thì thông tin của bạn đều có trên hệ thống ngân hàng.
Nguyễn Lê sẽ cung cấp đầy đủ hồ sơ sổ tiết kiệm bao gồm:
- 2 bản sao sổ tiết kiệm photo có đóng dấu ngân hàng
- 2 giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm có đóng dấu ngân hàng
- 1 sổ tiết kiệm gốc dùng để mang đi phỏng vấn
Bảng phí mở sổ tiết kiệm chứng minh tài chính du học Nhật
Sổ Tiết Kiệm
Kỳ hạn sổ
Phí DV
50 Triệu
12 tháng
700.000đ
100 Triệu
12 tháng
800.000đ
200 Triệu
12 tháng
900.000đ
300 Triệu
12 tháng
1.200.000đ
400 Triệu
12 tháng
1.400.000đ
500 Triệu
12 tháng
1.600.000đ
600 Triệu
12 tháng
1.800.000đ
700 Triệu
12 tháng
2.000.000đ
800 Triệu
12 tháng
2.200.000đ
900 Triệu
12 tháng
2.400.000đ
01 Tỷ đồng
12 tháng
2.600.000đ
Trên 1 Tỷ
12 Tháng
0,25%
2. Chứng minh thu nhập người bảo lãnh tài chính
Người bảo trợ tài chính thường có mối quan hệ huyết thống với học sinh như vợ, chồng, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác… và bạn phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ như sổ hộ khẩu chẳng hạn.
Trường hợp doanh nghiệp cử nhân viên đi học nước ngoài thì chủ doanh nghiệp sẽ là người bảo lãnh tài chính du học.
Người bảo trợ cần chứng minh tài chính của mình trong 3 năm gần nhất, cụ thể là các giấy tờ sau đây:
Trường hợp người bảo lãnh là cá nhân
- Hợp đồng lao động: Thời gian làm việc tối thiểu từ 3 năm trở lên. Trong hợp đồng cần ghi rõ mức lương, thời hạn hợp đồng, quyền lợi, trách nhiệm…
- Bảng lương trong vòng 3 năm gần nhất (tối thiều 25 triệu/tháng ~ 300 triệu/năm)
- Bản khai nộp thuế thu nhập cá nhân
- Quyết định bổ nhiệm, thăng chức(nếu có)
- Sổ bảo hiểm xã hội
Trường hợp người bảo lãnh là doanh nghiệp
- Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp / Giấy phép đăng ký kinh doanh (thành lập >3 năm).
- Báo cáo tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.
- Bảng lương trả cho giám đốc
- Bản khai thuế thu nhập cá nhân của giám đốc
- Hợp đồng giao dịch với khách hàng (nộp khoảng 10 bản)
3. Tài sản khác (nếu có)
Ngoài sổ tiết kiệm và giấy tờ chứng minh thu nhập, gia đình bạn nên bổ sung giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác như sổ đỏ, sổ hồng, cà vẹt xe… để gia tăng tỷ lệ đỗ visa. Điều không chỉ nên có khi du học mà còn nên có cả khi chứng minh tài chính du lịch Nhật Bản.
Câu hỏi thường gặp khi chứng minh tài chính đi du học Nhật
Ngoài số tiền để mở sổ tiết kiệm như đã đề cập phía trên. Nếu bạn tự chứng minh tài chính đi du học Nhật Bản thì sẽ không mất thêm khoản phí nào khác. Nhưng nếu bạn nhờ các công ty du học Nhật thì sẽ mất thêm khoảng 3 triệu đồng.
Khi bạn có học bổng toàn phần sẽ không phải chứng minh tài chính khi du học Nhật Bản. Các học bổng có thể xin cấp trong thời gian lưu học tại Nhật Bản:
- Học bổng của Chính phủ Nhật Bản (MEXT)
- Học bổng Aoyama
- Học bổng Qũy lưu học sinh Châu Á (Joho)
- Học bổng Sasayama
- Học bổng du học Nhật Bản toàn phần Asean
- Học bổng Nishino
- Học bổng Asahi
- Học bổng trình độ thạc sĩ JDS
Số dư trong sổ tiết kiệm chỉ bảo đảm chi phí trong một năm đầu còn những năm tiếp theo sẽ cần sự hỗ trợ tài chính của gia đình. Do vậy, Đại sứ quán cần người bảo lãnh chứng minh thu nhập để đảm bảo rằng, học sinh có đủ nguồn lực tài chính theo suốt khóa học.
Sau khi tiếp nhận thông tin của khách hàng, Nguyễn Lê sẽ liên hệ ngân hàng để thực hiện dịch vụ. Thời gian hoàn thành không quá 24h.
Học phí
- Nhóm trường công: Học phí ~ 540.000 Yên/năm + phí nhập học ~ 280.000 Yên.
- Nhóm trường tư thục: Từ 875.000 – 3.700.000 Yên/năm + phí nhập học từ 235.000 – 1.300.000 Yên/năm.
Phí sinh hoạt và ăn uống
- Phí ăn uống ~ 180.000 yên/năm (tự nấu)
- Phí chỗ ở
+ Ký túc xá: ~160.000 Yên/ 3 tháng (khu vực Tokyo)
+ Phí thuê nhà: 30.000 – 50.000 Yên/tháng
+ Thuê nhà cùng người bản địa: 80.000 – 100.000 Yên/tháng (đã bao gồm mọi khoản chi phí).
Phụ phí khác
- Tiền điện thoại: ~ 2000 Yên/tháng.
- Tiền đi lại: ~ 3000 Yên/tháng.
Ngoài ra còn các khoản chi phí khác như tiêu vặt, các khoản phát sinh từ 180.000 – 200.000 Yên/năm.