Bạn đang ấp ủ giấc mơ du học Hàn Quốc nhưng vẫn còn mơ hồ về thủ tục chứng minh tài chính? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Quy định ra sao và chứng minh tài chính du học Hàn Quốc như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?
Dịch vụ Tài chính Nguyễn Lê sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn, cung cấp hướng dẫn chi tiết và những kinh nghiệm thực tế vượt ải chứng minh tài chính thành công.
Nội Dung Chính
- Du học Hàn Quốc có phải chứng minh tài chính không?
- Chứng minh tài chính du học Hàn Quốc cần bao nhiêu tiền?
- Hồ sơ & cách chứng minh tài chính du học Hàn Quốc chi tiết
- Quy định về chứng minh tài chính khi gia hạn visa, thay đổi visa lên chuyên ngành
- 10 câu hỏi thường gặp khi chứng minh tài chính du học Hàn Quốc
Du học Hàn Quốc có phải chứng minh tài chính không?
Trừ trường hợp có học bổng toàn phần, bạn mới được miễn chứng minh tài chính du học Hàn Quốc. Còn lại, chứng minh tài chính vẫn là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả học sinh/sinh viên Việt Nam khi đi du học Hàn Quốc, dù bạn đỗ vào trường đại học top đầu hay đạt trình độ TOPIK xuất sắc đến đâu.
Theo thống kê của KEDI (Viện Nghiên cứu Giáo dục Hàn Quốc), Việt Nam đang đứng thứ 2 về số lượng du học sinh tại Hàn Quốc với hơn 43.361 người nhưng đứng đầu về cư trú bất hợp pháp.
Chứng minh tài chính du học Hàn Quốc là biện pháp cần thiết để chính quyền Hàn Quốc sàng lọc và ngăn chặn những trường hợp lợi dụng visa du học để ở lại bất hợp pháp.
Nói cách khác, chứng minh tài chính du học Hàn Quốc là cách bạn cung cấp đầy đủ bằng chứng tài chính cho các bên liên quan (trường học, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hàn Quốc và Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hàn Quốc), thể hiện mình có ý định du học nghiêm túc và có đủ khả năng chi trả cho việc học tập cũng như sinh hoạt tại Đại Hàn dân quốc.
Hồ sơ chứng minh tài chính du học Hàn Quốc thường bao gồm 3 nhóm chính:
- Sổ tiết kiệm/ký quỹ: Chứng minh khoản tiền có sẵn để chi trả ngay cho các chi phí ban đầu như học phí, ký túc xá, đi lại…
- Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh: Đủ khả năng hỗ trợ tài chính trong suốt quá trình du học.
- Tài sản có giá trị của người bảo lãnh: Thể hiện mức độ tin cậy, củng cố thêm hồ sơ tài chính.
Chứng minh tài chính du học Hàn Quốc cần bao nhiêu tiền?
Số tiền cần chứng minh tài chính du học Hàn Quốc sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào trường bạn theo học và khu vực trường tọa lạc. Tuy nhiên, có một điểm chung là luôn phải đáp ứng mức tối thiểu do Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hàn Quốc quy định.
Hệ | Trường ĐH khu vực thủ đô | Trường ĐH địa phương |
Du học tiếng (D4) | 10 triệu won | 8 triệu won |
Du học hệ chuyên ngành (D2) | 20 triệu won | 16 triệu won |
Sinh viên trao đổi (D-2-6) | 1,069,654won/tháng x số tháng lưu trú | |
Gia hạn visa/Lên chuyên ngành | 0 – 20 triệu won |
Như vậy, để chuẩn bị cho hành trình du học, gia đình bạn cần đảm bảo số tiền chứng minh tài chính dao động từ 8 – 20 triệu won, tương đương khoảng 144 – 360 triệu VNĐ (theo tỷ giá 1 KRW = 18 VND năm 2024).
Hồ sơ & cách chứng minh tài chính du học Hàn Quốc chi tiết
1. Sổ tiết kiệm du học Hàn Quốc
❖ Loại sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm chứng minh tài chính du học Hàn Quốc có 2 dạng:
► Sổ tiết kiệm thông thường: Được mở tại các ngân hàng Việt Nam như BIDV, Agribank, Vietcombank… tiền trong sổ có thể rút ra ngay sau khi xin được visa.
► Sổ tiết kiệm đóng băng (K-study): Sổ mở tại các ngân hàng Hàn Quốc có chi nhánh tại Việt Nam như Woori Bank, Shinhan Bank, Kookmin Bank…, không yêu cầu thời gian mở sổ. Số tiền trong sổ sẽ được “đóng băng” và chỉ được phép rút ra theo quy định: 50% sau khi bạn đến Hàn Quốc 6 tháng và 50% còn lại sau 6 tháng tiếp theo. Một số trường đại học tại Hàn Quốc có thể sử dụng số tiền này để trừ trực tiếp vào học phí khi bạn đăng ký lên chuyên ngành.
Nên chứng minh tài chính du học Hàn Quốc bằng loại sổ tiết kiệm nào?
Thông thường, các trường Top 1% (ra mã code hoặc thư mời) và các trường chứng nhận (Top 2) sẽ chỉ yêu cầu nộp sổ tiết kiệm thông thường. Các trường trường chưa được chứng nhận (Top 3) có tỷ lệ bỏ trốn cao bắt buộc phải mở sổ tiết kiệm đóng băng.
Sổ tiết kiệm đóng băng (K-study) thể hiện cam kết tài chính mạnh mẽ hơn, do đó có thể là một lợi thế nếu hồ sơ học vấn của bạn chưa thật sự nổi bật. Đồng thời, khi đã có sổ đóng băng thì không cần thiết phải mở thêm sổ thông thường.
❖ Số dư sổ tiết kiệm
Cập nhật theo hướng dẫn mới nhất ngày 26/09/2024 từ Lãnh sự quán Hàn Quốc.
- Visa du học tiếng (D-4):
-
- Trường ở khu vực thủ đô Seoul và lân cận: 10 triệu won
- Trường ở các khu vực khác: 8 triệu won
- Visa du học chuyên ngành (D-2):
-
- Hệ Cao đẳng trở lên:
- Trường ở khu vực thủ đô Seoul và lân cận: 20 triệu won
- Trường ở các khu vực khác: 16 triệu won
- Sinh viên trao đổi: 1.069.654 won/tháng x số tháng lưu trú
- Hệ Cao đẳng trở lên:
❖ Kỳ hạn và thời gian mở sổ
- Kỳ hạn: 12 tháng
- Thời gian mở sổ:
- Visa D-4: Mở sổ trước thời điểm nộp hồ sơ ít nhất 6 tháng.
- Visa D-2: Mở sổ trước thời điểm nộp hồ sơ ít nhất 3 tháng (riêng visa D-2-4 đến D-2-8 không yêu cầu thời gian gửi tối thiểu 3 tháng).
❖ Hồ sơ sổ tiết kiệm cần nộp
- Bản sao sổ tiết kiệm (ngân hàng công chứng sẵn)
- Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm bản gốc, có hiệu lực trong vòng 10 ngày trước ngày nộp hồ sơ xin visa
► Lưu ý khi mở sổ tiết kiệm visa du học Hàn
- Sổ tiết kiệm bắt buộc phải đứng tên du học sinh
- Cơ quan lãnh sự không chấp nhận sổ tiết kiệm chuyển nhượng từ người khác
- Tỷ giá được áp dụng là tỷ giá vào ngày nộp hồ sơ
- Đơn vị tiền tệ nếu là VNĐ, cần quy đổi sang USD
Dịch vụ cho thuê sổ tiết kiệm du học Hàn Quốc
Nguyễn Lê cho khách hàng thuê sổ tiết kiệm xin visa du học Hàn Quốc với số dư và thời gian lùi ngày theo yêu cầu.
Nhân viên Nguyễn Lê sẽ cùng khách hàng mở sổ trực tiếp tại các ngân hàng uy tín như BIDV, VCB, ABC, VPbank… đặc biệt tại 2 ngân hàng Hàn Quốc: Shinhan bank và Woori bank.
Nguyễn Lê cam kết dịch vụ chứng minh tài chính du học Hàn Quốc 100% sổ thật, tiền thật, hồ sơ được chấp thuận khi nộp visa. Khách hàng có thể kiểm tra 24/7 thông tin sổ tại quầy giao dịch hay trên các ứng dụng ngân hàng.
Thuê sổ tiết kiệm du học Hàn Quốc giá bao nhiêu?
Sổ Tiết Kiệm Kỳ hạn sổ Phí DV 50 Triệu 12 tháng 600.000đ 100 Triệu 12 tháng 700.000đ 200 Triệu 12 tháng 800.000đ 300 Triệu 12 tháng 1.000.000đ 400 Triệu 12 tháng 1.200.000đ 500 Triệu 12 tháng 1.400.000đ 600 Triệu 12 tháng 1.600.000đ 700 Triệu 12 tháng 1.800.000đ 800 Triệu 12 tháng 2.000.000đ 900 Triệu 12 tháng 2.200.000đ 01 Tỷ đồng 12 tháng 2.400.000đ Trên 1 Tỷ 12 Tháng 0,23% *Bảng phí áp dụng cho khách hàng tại TP.HCM & Hà Nội. Phí các tỉnh khác vui lòng liên hệ 0909.444.666
2. Cam kết bảo lãnh tài chính
Người bảo lãnh tài chính là người cam kết sẽ đồng hành cùng du học sinh trong suốt quá trình học tập tại xứ sở kim chi. Họ chịu trách nhiệm chính trong việc chi trả các khoản chi phí, bao gồm học phí và sinh hoạt phí, giúp du học sinh an tâm học tập mà không phải lo lắng về vấn đề tài chính.
Với chi phí du học tại Hàn Quốc không hề nhỏ, dao động từ 200 – 300 triệu đồng/năm, sự hỗ trợ từ người bảo lãnh càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Giúp du học sinh tránh được những cám dỗ của việc làm thêm quá giờ quy định, thậm chí là bỏ trốn để lao động “chui”, gây ảnh hưởng đến việc học tập và vi phạm pháp luật.
Người đủ điều kiện bảo lãnh tài chính thường là cha mẹ, anh chị em ruột, người nuôi dưỡng (nếu cả cha và mẹ qua đời), người thân có quốc tịch Hàn Quốc (anh em ruột, chị dâu, anh rể…).
Người bảo lãnh cần cung cấp các giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ gồm giấy khai sinh và giấy xác nhận thông tin về cư trú (CT07)
- Đơn cam kết bảo lãnh tài chính được chứng thực chữ ký tại Ủy ban nhân dân địa phương
3. Chứng minh công việc và thu nhập của người bảo lãnh tài chính
Mặc dù không có quy định cụ thể về mức thu nhập tối thiểu, nhưng để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ, người bảo lãnh nên chứng minh thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng thông qua các giấy tờ minh bạch, rõ ràng.
Tùy thuộc vào từng ngành nghề, công việc, người bảo lãnh cần cung cấp các giấy tờ chứng minh thu nhập khác nhau:
1. Người lao động/nhân viên làm công ăn lương
- Hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận vị trí công việc (thể hiện rõ vị trí, mức lương, thời gian làm việc)
- Bảng lương (6 tháng gần nhất)
- Sao kê tài khoản nhận lương 6 tháng gần nhất
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Ảnh chụp quá trình đóng bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VssID (giao diện Tiếng Anh)
2. Chủ công ty, doanh nghiệp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Sao kê tài khoản doanh nghiệp 6 tháng gần nhất
- Chứng từ nộp thuế trong 6 tháng gần nhất
- Một vài hợp đồng giao dịch với khách hàng, đối tác
- Hình ảnh công việc kinh doanh
3. Lao động tự do/Làm nông lâm ngư nghiệp
- Giấy kê khai công việc và thu nhập chi tiết có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương
- Sao kê tài khoản ngân hàng (nếu có phát sinh thu nhập)
- Giải trình lý do không đăng ký kinh doanh hoặc nộp thuế
- Hình ảnh công việc thực tế
► Mẹo chứng minh tài chính du học Hàn Quốc
Nếu thu nhập từ công việc chính thấp, bạn có thể bổ sung thêm thu nhập từ các nguồn khác như cho thuê tài sản, tiền gửi ngân hàng, chứng khoán, đầu tư… kèm theo bằng chứng cụ thể.
4. Chứng minh tài sản của người bảo lãnh
Để tăng thêm sức nặng cho hồ sơ chứng minh tài chính du học Hàn Quốc, bạn nên bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh tài sản có giá trị cao của gia đình.
Điều này không chỉ thể hiện tiềm lực tài chính mạnh mẽ mà còn giúp củng cố niềm tin của Lãnh sự quán về khả năng chi trả cho việc học tập của bạn tại Hàn Quốc.
Các loại tài sản thường được sử dụng:
- Bất động sản: Sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán nhà đất, …
- Phương tiện giao thông: Giấy đăng ký xe ô tô, tàu thuyền, …
- Chứng khoán: Cổ phần, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, …
Trong một số trường hợp, nhân viên lãnh sự quán có thể yêu cầu video call để kiểm tra tình trạng nhà cửa thực tế của người xin visa. Vì vậy, hãy đảm bảo thông tin bạn cung cấp là trung thực và chính xác.
► Lưu ý chung khi chuẩn bị giấy tờ chứng minh tài chính du học Hàn Quốc
- Ngoại trừ Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy nộp thuế, Căn cước công dân và Xác nhận thông tin về cư trú CT07/CT08, tất cả các giấy tờ bằng tiếng Việt cần được dịch thuật sang tiếng Anh hoặc tiếng Hàn và có công chứng. Bản dịch công chứng phải được thực hiện trong vòng 3 tháng gần nhất.
- Tất cả bản sao hồ sơ phải được photo một mặt trên khổ giấy A4, không cắt nhỏ hoặc chỉnh sửa.
- Kể cả khi bạn xin visa du học tiếng Hàn (D-4) tại các trường đại học ưu tú, bạn vẫn cần nộp đầy đủ hồ sơ chứng minh trình độ học vấn và khả năng tài chính.
Quy định về chứng minh tài chính khi gia hạn visa, thay đổi visa lên chuyên ngành
Sau khi đến Hàn Quốc một thời gian, du học sinh sẽ cần gia hạn visa hoặc thay đổi loại visa để tiếp tục học tập, làm việc. Thủ tục chứng minh tài chính du học Hàn Quốc ở thời điểm này sẽ có một số điểm khác biệt so với khi xin visa từ Việt Nam.
1. Trường hợp gia hạn visa
Thông thường, sau khoảng 6 tháng và 12 tháng tại Hàn Quốc, bạn sẽ cần gia hạn visa và chứng minh tài chính bằng số dư trong tài khoản ngân hàng, không cần chứng minh thu nhập lại.
Số tiền này khoảng 6 triệu won được gửi từ Việt Nam bởi người có cùng hộ khẩu với du học sinh (bố mẹ hoặc anh chị em ruột trên 18 tuổi). Hồ sơ có thể bị từ chối nếu Cục Xuất nhập cảnh phát hiện nguồn tiền gửi sang không rõ ràng.
Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp du học Hàn Quốc không cần chứng minh tài chính gia hạn visa, cụ thể:
- Các trường Top 1 – Top 2: Không cần chứng minh tài chính, chỉ chứng minh lại nếu trường bị rớt hạng.
- Các trường Top 3: Sử dụng sổ tiết kiệm đóng băng đã mở từ Việt Nam trước đó để chứng minh tài chính cho các lần gia hạn visa.
- Visa hệ tiếng D4: Miễn chứng minh tài chính khi gia hạn, trừ trường hợp điểm chuyên cần quá thấp (dưới 70% hoặc 75% tùy trường).
2. Trường hợp đổi visa lên chuyên ngành
Hầu hết du học sinh sau khi học tiếng Hàn (visa D4) đều muốn chuyển sang visa D2 để học chuyên ngành, sau đó có thể chuyển sang các loại visa khác như D10/E7 để làm việc, F2 và F5 để định cư.
Giấy tờ chứng minh lên chuyên ngành cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tương tự như khi xin visa ở Việt Nam, hồ sơ gồm:
- Sổ tiết kiệm: Trường Top 1 miễn CMTC, trường Top 2, Top 3 chứng minh theo khu vực (Seoul: 20 triệu won, khu vực khác: 16 triệu won). Lên chuyên ngành cùng trường được giảm 50% số tiền chứng minh tài chính.
- Xác nhận công việc và thu nhập: của người bảo lãnh tài chính.
10 câu hỏi thường gặp khi chứng minh tài chính du học Hàn Quốc
Hoàn toàn được! Chỉ có nhóm đối tượng làm nông lâm ngư nghiệp mới bắt buộc phải có sổ đỏ/sổ hồng để chứng minh tài sản. Các nhóm đối tượng khác không bắt buộc có sổ đỏ.
Nếu đất đai thuộc sở hữu của bố mẹ, bạn có thể bổ sung các giấy tờ sau:
- Trích lục bản đồ (xin tại phòng địa chính địa phương)
- Xác nhận diện tích đất
- Giải trình lý do chưa làm được sổ đỏ/sổ hồng
Nếu đất đai là của ông bà cho bố mẹ, cần bổ sung:
- Giấy tờ chuyển nhượng/cho tặng
- Giấy giải trình việc ông bà cho đất nhưng chưa sang tên
- Xác nhận của chính quyền địa phương
Có thể xin visa du học tại các trường Top 1, Top 2 bằng cách thuê dịch vụ làm sổ tiết kiệm tại Việt Nam.
Chỉ an toàn nếu như bạn chọn đúng các dịch vụ mở sổ tiết kiệm thật, uy tín như Nguyễn Lê. Các trường hợp làm sổ tiết kiệm giả sẽ dễ dàng bị phát hiện vì nhân viên lãnh sự sẽ yêu cầu ngân hàng xác minh.
Không được, sổ đóng băng bắt buộc phải sử dụng tiền thật nên không thể thuê dịch vụ.
► Xin học bổng: Cố gắng đạt TOPIK cao để xin học bổng, giảm học phí. Thông thường, TOPIK 3 có thể được miễn giảm từ 30% – 50% học phí kỳ đầu, TOPIK 4 từ 50% – 70%, TOPIK 5 từ 70% – 100%, và TOPIK 6 có thể được miễn 100% học phí. Ví dụ:
- Đại học Quốc gia Seoul (SNU): Miễn 100% học phí cho sinh viên có TOPIK 5 trở lên.
- Đại học Yonsei: Miễn 50% học phí cho sinh viên có TOPIK 4, miễn 100% cho TOPIK 5 trở lên.
► Cân nhắc các trường ở khu vực có chi phí sinh hoạt thấp hơn: Các tỉnh thành nhỏ hơn, đặc biệt là ở miền Trung hoặc miền Nam Hàn Quốc, thường có mức sống thấp hơn, giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Đối với học bổng toàn phần tài trợ 100% học phí và sinh hoạt phí, có xác nhận của trường, bạn sẽ được miễn chứng minh tài chính với Đại sứ quán/Lãnh sự quán Hàn Quốc. Hồ sơ cần đính kèm bản gốc giấy chứng nhận học bổng (có đóng dấu giống dấu trên giấy báo nhập học).
Trường hợp học bổng bán phần, chỉ hỗ trợ một phần chi phí, bạn vẫn cần chứng minh tài chính cho phần chi phí còn lại. Hồ sơ bổ sung thêm giấy chứng nhận học bổng và các giấy tờ chứng minh tài chính khác (sổ tiết kiệm, chứng minh thu nhập,…) cho phần chi phí phải tự chi trả.
Mặc dù có một số ưu đãi về hồ sơ, nhưng du học sinh trường Top 1% vẫn cần chứng minh tài chính, chỉ là thủ tục đơn giản hơn và không cần nộp hồ sơ tài chính cho Lãnh sự quán.
Vẫn cần chứng minh tài chính, bạn nhé!
- Hồ sơ nộp trường: Hầu hết các trường yêu cầu giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng từ 16 – 20 triệu won, một số trường có thể yêu cầu thêm hồ sơ chứng minh thu nhập của người bảo lãnh.
- Hồ sơ xin visa: Học sinh nộp vào trường Top 1% không cần nộp hồ sơ chứng minh thu nhập, nhưng vẫn cần nộp các giấy tờ khác như bình thường.
Lỗi số 6: Hồ sơ không xác thực
- Hồ sơ tài chính, công việc của bố mẹ không đủ thuyết phục
- Thông tin trong hồ sơ không khớp, trả lời phỏng vấn không đúng sự thật
- Nghi ngờ có người nhà cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc
Lỗi số 11: Khác/Thiếu sự chuẩn bị cho du học/Hồ sơ giả
- Sử dụng giấy tờ giả mạo
- Hồ sơ thiếu sót, không đầy đủ
Cần cung cấp:
- Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình.
- Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp của người bảo lãnh.
- Cam kết bảo lãnh tài chính và bảo lãnh nhân thân.
- Giấy chứng nhận mẫu dấu của người bảo lãnh.
- Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng của người bảo lãnh.
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người bảo lãnh.