Chứng minh tài chính là nguyên nhân hàng đầu khiến kết quả xin visa du học thất bại. Thực tế, chứng minh tài chính du học Mỹ không khó, Bạn hoàn toàn có thể tự làm nếu nắm rõ các quy định và biết Đại sứ quán cần gì.
Bài viết này được tổng hợp từ những quy định mới nhất của Đại sứ quán Mỹ cùng kinh nghiệm hơn 14 năm chứng minh tài chính của Nguyễn Lê, tin chắc rằng đây sẽ là cuốn cẩm nang giúp bạn “qua ải” chứng minh năng lực tài chính một cách dễ dàng.
Nội Dung Chính
Tại sao du học Mỹ lại cần chứng minh tài chính?
Chứng minh tài chính là sự cam kết của bạn với Đại sứ quán Mỹ về khả năng chi trả học phí và phí sinh hoạt trong suốt thời gian theo học.
Về bản chất, Đại sứ quán đặc biệt cảnh giác với những trường hợp mượn lý do du học để sang Mỹ làm việc nên bạn cần cho Đại sứ quán thấy rằng, bạn sang Mỹ chỉ để học tập, không bỏ học để đi làm thêm, không tìm cách nhập cư trái phép hay có bất kỳ ý định nào khác.
Chứng minh tài chính du học Mỹ cần bao nhiêu tiền?
Đây là câu hỏi không có câu trả lời chính xác vì Đại sứ quán không đưa ra con số cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm chứng minh tài chính du học Mỹ của Nguyễn Lê để xin visa thành công, Bạn có thể dựa vào công thức đã được kiểm chứng sau đây.
Số tiền chứng minh tài chính du học Mỹ = Chi phí du học (1 năm đầu) + Chi phí sinh hoạt (1 năm đầu).
Từ con số này, Bạn sẽ cần chuẩn bị:
- Số dư sổ tiết kiệm = Chi phí du học 1 năm đầu (tối thiểu)
- Thu nhập hàng tháng = Chi phí du học 1 năm đầu / 12 tháng (tối thiểu)
Bạn có thể hình dung rõ hơn qua ví dụ cụ thể dưới đây.
BẢNG CHI PHÍ DU HỌC MỸ |
|
Học phí |
12.000 – 50.000 USD/năm |
Sách vở và dụng cụ học tập |
1000 – 2000 USD/năm |
Nhà ở |
10.000 – 20.000 USD/năm |
Đi lại |
50 – 100 USD/tháng |
Ăn uống |
300 – 500 USD/tháng |
Chi phí khác |
1000 – 2000 USD/tháng |
Tổng cộng |
24.350 – 74.600 USD/tháng |
Do Nguyễn Lê không biết bạn theo học chương trình nào (đại học, cao đẳng cộng đồng, học nghề…) cũng như khu vực bạn theo học (mỗi thành phố chi phí mỗi khác) nên công thức trên đây chỉ mang tính chất ước tính.
Để biết chính xác, bạn cộng các chi phí cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của mình để ra con số cuối cùng. Ví dụ tổng cộng là 50.000USD thì đây là số dư tối thiểu cần có trong sổ tiết kiệm. Đồng thời, chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cũng nên ở mức tối thiểu 4.166 USD (50.000 USD chia cho 12 tháng).
Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ gồm những gì?
Chứng minh tài chính đối với Lãnh sự quán không chỉ đơn giản là bạn trình bày tất cả tài sản và tiền gửi tiết kiệm bạn có. Vấn đề ở đây là sự chứng minh bài bản, có tính hợp lý và thuyết phục đối với lãnh sự quán.
Ví dụ bạn có sổ tiết kiệm 1 tỷ nhưng thu nhập hàng tháng chỉ 10 triệu, đại sứ quán sẽ đặt câu hỏi nghi ngờ về nguồn gốc số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn.
Hồ sơ tài chính du học Mỹ gồm 2 phần: khai báo số tiền trong sổ tiết kiệm và chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân đương đơn hoặc của người bảo hộ. Các tài sản có giá trị cao như xe, bất động sản,… cũng nên được kê khai cùng để “làm đẹp” hồ sơ.
1. Sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao, có thể rút để sử dụng ngay nên được xem là tài sản bảo đảm uy tín.
Số dư trong sổ cần tối thiểu bằng với chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ trong năm đầu, dao động từ 25.000 – 80.000 USD tùy theo chương trình và thành phố bạn theo học.
Hồ sơ gồm có:
- Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm của ngân hàng
- Bản sao sổ tiết kiệm
- Sổ tiết kiệm gốc (mang đi đối chiếu khi phỏng vấn)
Lưu ý:
Về thời gian mở sổ, đại sứ quán không quy định cụ thể nhưng bạn nên mở sổ trước thời điểm phỏng vấn ít nhất 3 tháng. Thời gian mở sổ càng lâu thì càng uy tín, điều này cũng chứng minh cho Đại sứ quán thấy rằng đây là tiền của bạn, không phải là tiền vay mượn đối phó.
Đại sứ quán không yêu cầu làm rõ nguồn gốc tiền trong sổ tiết kiệm nhưng bạn nên chuẩn bị tinh thần trả lời câu hỏi này khi phỏng vấn visa. Tiền trong sổ nên nên được duy trì (không rút ra) cho đến khi hoàn tất mọi thủ tục tại Mỹ vì có một số trường hợp, nhà trường sẽ yêu cầu sinh viên chứng minh tài chính thêm lần nữa.
Cách mở sổ tiết kiệm khi không đủ tiền
Không phải gia đình nào cũng có sẵn tiền mặt để mở sổ tiết kiệm do tiền tích lũy đã dùng để đầu tư, kinh doanh hoặc gia đình có tiền nhưng thời gian nộp hồ sơ đã cận kề, không kịp mở sổ lùi ngày.
Hai trường hợp này, Nguyễn Lê sẽ giúp bạn giải quyết với dịch vụ chứng minh tài chính lùi ngày. Theo đó, bạn sẽ nhận được sổ tiết kiệm với số tiền và thời gian mở sổ điều chỉnh tùy ý theo yêu cầu của bạn.
Sổ tiết kiệm của Nguyễn Lê có phải sổ giả không ? Không, 100% sổ tiết kiệm là sổ thật do ngân hàng phát hành, bao check, bao xác minh. Bạn có thể nhận sổ trực tiếp tại các quầy giao dịch ngân hàng uy tín như Agribank, Sacombank, Vietcombank…
Về bản chất đây là sổ tiết kiệm bị phong tỏa, nghĩa là bạn chỉ không thể rút tiền ra được mà thôi. Khi đại sứ quán xác minh, ngân hàng vẫn xác nhận như bình thường vì thông tin của bạn có đầy đủ trên hệ thống ngân hàng và đại sứ quán cũng không biết đây là sổ bị phong tỏa.
Bảng phí dịch vụ chứng minh tài chính du học Mỹ
Sổ Tiết Kiệm
Kỳ hạn sổ
Phí DV
50 Triệu
12 tháng
700.000đ
100 Triệu
12 tháng
800.000đ
200 Triệu
12 tháng
900.000đ
300 Triệu
12 tháng
1.200.000đ
400 Triệu
12 tháng
1.400.000đ
500 Triệu
12 tháng
1.600.000đ
600 Triệu
12 tháng
1.800.000đ
700 Triệu
12 tháng
2.000.000đ
800 Triệu
12 tháng
2.200.000đ
900 Triệu
12 tháng
2.400.000đ
01 Tỷ đồng
12 tháng
2.600.000đ
Trên 1 Tỷ
12 Tháng
0,25%
2. Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng
Chứng minh thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh nhằm đảm bảo khả năng chi trả của gia đình cho học sinh trong những năm du học tiếp theo vì số tiền trong sổ tiết kiệm chỉ đủ để bảo đảm chi phí trong 1 năm đầu mà thôi.
Nguồn thu nhập này có thể đến từ lương, cổ tức, việc kinh doanh… và cần được chứng minh cụ thể bằng giấy tờ theo từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp làm công ăn lương
- Hợp đồng lao động trên 3 năm (có ghi rõ chức vụ, thời hạn hợp đồng, hình thức trả lương, chế độ làm việc, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục hợp đồng về việc tăng lương nếu có).
- Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
- Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp
- Giấy phép kinh doanh (công ty thành lập trước 3 năm).
- Giấy chứng nhận mã số thuế.
- Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất.
- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm gần nhất.
- Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
- Các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng (như hợp đồng giao dịch, hóa đơn, phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước) và các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
Trường hợp hộ kinh doanh cá thể (như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…)
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương.
- Giải trình thu nhập.
- Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
3. Tài sản bổ sung
Không bắt buộc nhưng bạn nên bổ sung các giấy tờ chứng minh tài sản có giá trị như nhà đất, xe oto, cổ phần, cổ phiếu… để tăng tỉ lệ đỗ visa.
Câu hỏi hay gặp khi chứng minh tài chính du học Mỹ
Hầu hết học sinh du học Mỹ đều phải chứng minh tài chính ngoại trừ các trường hợp được nhận học bổng toàn phần.
So với chứng minh tài chính du học Canada, Đức, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… số tiền cần chuẩn bị khi du học Mỹ nhiều hơn đáng kể. Điều này cũng dễ hiểu khi Mỹ là điểm đến mơ ước của nhiều học sinh trên toàn thế giới.
Học bổng: Hãy cố gắng đạt được học bổng, có thể là một phần hoặc toàn phần nhưng sẽ góp phần giảm đi số tiền mà bạn cần phải chứng minh tài chính. Hiện nay, nhiều trường đại học cấp học bổng hoặc các gói hỗ trợ tài chính khi du học sinh chứng minh được năng lực học tập của mình trước khi nhập học.
Học chuyển tiếp: Học chương trình được kiểm định và uy tín từ 1 – 2 năm tại Việt Nam trước, sau đó chuyển tiếp tới Mỹ để hoàn thành chương trình cử nhân. Cách này cũng giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí đấy.
Từ khi tiếp nhận thông tin, Nguyễn Lê sẽ hoàn thành hồ sơ tối đa trong vòng 24h. Hồ sơ đảm bảo 100% đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của Đại sứ quán.