chứng minh tài chính visa 500Với mục tiêu giảm một nửa lượng người nhập cư trong thời gian tới, Úc đã ban hành hàng loạt chính sách “siết chặt visa 500”, từ tăng gấp đôi lệ phí xin visa, nâng chuẩn đầu vào IELTS, PTE đến yêu cầu khắt khe hơn về chứng minh tài chính.

Từ ngày 10/05/2024, Bộ Nội vụ Úc đã chính thức nâng mức yêu cầu chứng minh tài chính tối thiểu cho du học sinh lên khoảng 21%, từ 24.505 AUD lên 29.710 AUD.

Điều này đồng nghĩa các bạn trẻ Việt Nam sẽ cần chuẩn bị gần 500 triệu đồng để trang trải chi phí sinh hoạt trong năm đầu tiên tại Úc, chưa kể học phí và các khoản phí khác.

Theo Bộ Nội vụ Australia, việc tăng yêu cầu chứng minh tài chính nhằm mục đích:

  • Đảm bảo khả năng tài chính: Giúp du học sinh tránh rơi vào tình trạng khó khăn, phải làm thêm quá giờ hoặc chấp nhận công việc lương thấp để kiếm sống.
  • Ngăn chặn tình trạng làm việc bất hợp pháp: Khi không đủ tiền, du học sinh có thể bị cám dỗ làm việc quá số giờ quy định hoặc làm chui để kiếm thêm thu nhập, dẫn đến vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến việc học.
  • Bảo vệ khỏi tình trạng bóc lột lao động: Việc làm chui, không khai thuế thường đi kèm với mức lương thấp và điều kiện làm việc không đảm bảo, khiến du học sinh dễ bị bóc lột.

Bên cạnh những lý do chính thức được đưa ra, giới chuyên gia cũng chỉ ra một nguyên nhân khác. Tình trạng quá tải dân số, thiếu nhà ở và việc làm cho người bản địa khiến chính phủ Úc phải tìm cách kiểm soát dòng người nhập cư, bao gồm cả du học sinh.

Mặc dù yêu cầu chứng minh tài chính du học Úc ngày càng khắt khe, nhưng không có nghĩa cánh cửa đến xứ sở chuột túi đã đóng lại với sinh viên Việt Nam.

Thực tế, theo các chuyên gia và đại diện các trường đại học hàng đầu Úc, việc thắt chặt thị thực chủ yếu nhắm đến các đối tượng không có ý định du học nghiêm túc, qua đó bảo vệ sinh viên chân chính tốt hơn.

Đây có thể xem là một cơ hội để sàng lọc và tạo môi trường học tập tốt hơn cho những bạn trẻ thực sự có năng lực và quyết tâm.

Visa 500

Case xin visa thành công của bạn Nguyễn Trí Dũng nhập học chương trình Cử nhân thương mại tại trường The University of Sydney

Chứng minh tài chính du học Úc cần bao nhiêu tiền?

Dù chọn hình thức tự bảo lãnh hay được bảo lãnh, người nộp đơn cần chứng minh có đủ khả năng tài chính chi trả các chi phí học tập và sinh hoạt trong năm đầu tiên tại Úc.

Các khoản chi phí tối thiểu cần chứng minh:

Chi phí sinh hoạt:

  • Học sinh/Sinh viên: 29.710 AUD
  • Người thân đi cùng: 10.394 AUD/người
  • Con cái đi cùng: 4.449 AUD/trẻ
  • Nếu con cái đi học: 13.502 AUD/trẻ

Bảo hiểm y tế OSHC: Từ 580 AUD/năm

Học phí: Tùy thuộc vào bậc học, trường, và ngành học, có thể dao động từ vài nghìn đến hàng chục nghìn AUD mỗi năm.

Học phí cho con cái (nếu có): Ít nhất 13.502 AUD/trẻ/năm

Chi phí đi lại: Vé máy bay khứ hồi ít nhất 2.000 AUD

Ví dụ:

Giả sử bạn là một sinh viên dự định học chương trình Cử nhân tại Úc, đi một mình và chưa đóng bất kỳ khoản học phí nào. Học phí dự kiến là 30.000 AUD/năm. Vậy số tiền tối thiểu bạn cần chứng minh sẽ là:

  • Chi phí sinh hoạt: 29.710 AUD
  • Bảo hiểm y tế: 580 AUD
  • Học phí: 30.000 AUD
  • Vé máy bay: 2.000 AUD

Tổng cộng: 62.290 AUD (khoảng hơn 1 tỷ VNĐ theo tỷ giá hiện tại)

Lưu ý quan trọng:

  • Đây chỉ là số tiền tối thiểu cần chứng minh. Chi phí thực tế có thể cao hơn tùy theo khu vực bạn sinh sống.
  • Nếu có người thân đi cùng, bạn cần cộng thêm các khoản chi phí tương ứng.
  • Nếu đã thanh toán một phần học phí, hãy trừ đi chi phí này trong phần chứng minh tài chính (cần cung cấp biên lai thanh toán).
học phí du học úc

Học phí tham khảo theo các bậc học tại Úc

Cách chứng minh tài chính xin visa du học subclass 500

Hãy nhớ rằng, nếu không cung cấp bằng chứng tài chính một cách đầy đủ và thuyết phục, hồ sơ xin visa của bạn có thể bị từ chối ngay lập tức, không có bất kỳ cơ hội nào để giải trình hay bổ sung.

Đôi khi, tài liệu hướng dẫn có thể không đề cập rõ ràng về việc cung cấp bằng chứng tài chính. Tuy nhiên, Đại sứ quán/Lãnh sự quán Úc hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn bổ sung thông tin này bất cứ lúc nào trong quá trình xét duyệt.

Các bằng chứng thể hiện khả năng chi trả bao gồm:

1. Sổ tiết kiệm

Với tính thanh khoản cao, sổ tiết kiệm cho thấy bạn đã có sự chuẩn bị và tích lũy cho hành trình du học.

Yêu cầu về sổ tiết kiệm:

  • Số dư: Lớn hơn hoặc bằng tổng chi phí du học trong năm đầu tiên, ước tính khoảng 1.2 tỷ đồng.
  • Kỳ hạn sổ: Từ 12 tháng trở lên.
  • Thời gian gửi tiền: 3-6 tháng trước khi nộp hồ sơ. Thời gian gửi càng lâu, độ tin cậy càng cao.

Nguồn gốc số tiền:

Khác với thủ tục chứng minh tài chính visa 462 tương đối đơn giản, Đại sứ quán/Lãnh sự quán Úc sẽ xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc hình thành số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn khi xin visa 500.

Số tiền phải có nguồn gốc hợp pháp, minh bạch và phù hợp với khả năng tài chính của bạn hoặc người bảo lãnh.

Nếu số tiền quá lớn so với thu nhập khai báo, hồ sơ của bạn có thể bị nghi ngờ về tính trung thực.

Hồ sơ sổ tiết kiệm gồm:

  • Sổ tiết kiệm bản gốc (bản song ngữ)
  • Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm (bản song ngữ)

Làm gì nếu chưa đủ tiền mở sổ tiết kiệm

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị số tiền lớn để mở sổ tiết kiệm, hãy tham khảo dịch vụ hỗ trợ của Nguyễn Lê.

Với dịch vụ này, công ty sẽ tạm ứng một khoản tiền để bạn mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng, đáp ứng yêu cầu chứng minh tài chính của Lãnh sự quán Úc. Sau khi hoàn tất thủ tục xin visa, bạn sẽ hoàn trả lại số tiền này cho công ty.

Thủ tục đơn giản, không cần chứng minh thu nhập hay tài sản phức tạp. Toàn bộ quá trình thực hiện tại ngân hàng, tiền trong sổ được duy trì đến khi có kết quả visa.

▶ Tìm hiểu chi tiết về dịch vụ chứng minh tài chính bằng sổ tiết kiệm

Sổ Tiết Kiệm Kỳ hạn sổ Phí DV
50 Triệu 12 tháng 700.000đ
100 Triệu 12 tháng 800.000đ
200 Triệu 12 tháng 900.000đ
300 Triệu 12 tháng 1.200.000đ
400 Triệu 12 tháng 1.400.000đ
500 Triệu 12 tháng 1.600.000đ
600 Triệu 12 tháng 1.800.000đ
700 Triệu 12 tháng 2.000.000đ
800 Triệu 12 tháng 2.200.000đ
900 Triệu 12 tháng 2.400.000đ
01 Tỷ đồng 12 tháng 2.600.000đ
Trên 1 Tỷ 12 Tháng 0,25%
Sổ Tiết Kiệm Phí Không
Mượn Sổ Gốc
Phí Mượn
Sổ Gốc
100 Triệu 2.000.000đ Liên Hệ
200 Triệu 2.000.000đ Liên Hệ
300 Triệu 2.500.000đ Liên Hệ
400 Triệu 3.000.000đ Liên Hệ
500 Triệu 3.000.000đ Liên Hệ
600 Triệu 3.500.000đ Liên Hệ
700 Triệu 3.500.000đ Liên Hệ
800 Triệu 4.000.000đ Liên Hệ
900 Triệu 4.000.000đ Liên Hệ
1 Tỷ 4.500.000đ Liên Hệ
hồ sơ sổ tiết kiệm xin visa

Bộ hồ sơ sổ tiết kiệm nhận được khi sử dụng dịch vụ

2. Chứng minh thu nhập hàng năm

Mức thu nhập tối thiểu

Từ ngày 10/05/2024, mức thu nhập tối thiểu hàng năm để bảo lãnh du học Úc đã được điều chỉnh như sau:

  • Không có người thân đi cùng: 87.856 AUD (tương đương khoảng 1,47 tỷ VNĐ)
  • Có một người thân đi cùng: 102.500 AUD (tương đương khoảng 1,71 tỷ VNĐ)

Các nguồn thu nhập được chấp nhận

Thu nhập từ tiền lương

  • Sao kê ngân hàng 6 tháng gần nhất
  • Hợp đồng lao động
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
  • Giấy nộp thuế thu nhập cá nhân trong vòng 12 tháng gần nhất.

❖ Thu nhập từ kinh doanh

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Báo cáo tài chính 1 năm gần nhất
  • Chứng từ nộp thuế 1 năm gần nhất
  • Sao kê tài khoản doanh nghiệp tối thiểu 6 tháng

❖ Thu nhập từ cho thuê

  • Giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản: Sổ đỏ, sổ hồng, giấy đăng ký xe hơi, máy móc,…
  • Hợp đồng cho thuê nhà, đất, xe hơi, máy móc,…
  • Sao kê ngân hàng thể hiện tiền cho thuê được chuyển vào tài khoản.
  • Cung cấp chứng từ nộp thuế GTGT với mức thuế 5% nếu doanh thu cho thuê trên 100 triệu đồng/năm.

❖ Thu nhập từ đầu tư

  • Sao kê tài khoản đầu tư 6 tháng thể hiện rõ các khoản lãi, cổ tức, lợi nhuận từ đầu tư
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cổ phiếu, tài sản đầu tư…
  • Báo cáo thuế thu nhập cá nhân 12 tháng thể hiện rõ các khoản thu nhập từ đầu tư đã được kê khai và nộp thuế

❖ Thu nhập từ góp vốn kinh doanh

  • Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp góp vốn
  • Hồ sơ, giấy tờ minh chứng việc góp vốn
  • Báo cáo tài chính 1 năm của doanh nghiệp góp vốn
  • Báo cáo thuế 1 năm của doanh nghiệp góp vốn
  • Sao kê tài khoản 6 tháng doanh nghiệp góp vốn

3. Bằng chứng về tài sản

Giấy tờ chứng nhận tài sản khác như nhà đất, ô tô, xe máy không được xem là bằng chứng tài chính trực tiếp nếu không tạo ra thu nhập.

Việc bổ sung những giấy tờ này không bắt buộc, chỉ đóng vai trò hỗ trợ “làm đẹp” hồ sơ và tăng thêm sự tin tưởng từ phía Lãnh sự quán.

giấy chứng minh thu nhập

Cơ quan lãnh sự Úc đánh giá rất cao các giấy tờ có thể xác minh độc lập

Kinh nghiệm chứng minh tài chính khi xin visa du học Úc

Ưu tiên sử dụng các giấy tờ có thể xác minh độc lập

Trong các tài liệu chứng minh tài chính, hãy ưu tiên sử dụng các giấy tờ có thể kiểm chứng từ bên thứ 3 độc lập, uy tín như chứng từ thuế, bảo hiểm xã hội, sao kê ngân hàng.

Cơ quan lãnh sự quán Úc không chấp nhận các giấy tờ sau làm bằng chứng tài chính du học do dễ bị làm giả và khó xác minh tính xác thực:

  • Hóa đơn viết tay
  • Việc làm được trả lương bằng tiền mặt
  • Xác nhận thu nhập của UBND địa phương
  • Hình ảnh công việc kinh doanh hoặc tài sản
  • Bảng lương

Dịch thuật giấy tờ sang tiếng Anh

Tất cả giấy tờ chứng minh tài chính không viết bằng tiếng Anh phải có bản dịch tiếng Anh đính kèm. Bản dịch phải do các cơ quan được cấp phép dịch thuật thực hiện. Trên bản dịch cần thể hiện rõ thông tin liên hệ, bằng cấp, và kinh nghiệm của biên dịch viên.

Mặc dù không bắt buộc, nhiều người vẫn lựa chọn công chứng bản dịch để tăng thêm tính xác thực cho hồ sơ. Bạn có thể thực hiện việc này tại Sở Tư pháp hoặc các văn phòng công chứng tư nhân.

Hạn chế sử dụng nguồn thu nhập không ổn định

Thu nhập từ cổ phiếu, tiền ảo hay các hình thức đầu tư khác có tính chất biến động và rủi ro cao thường không được Lãnh sự quán Úc xem là bằng chứng tài chính tin cậy.

Chỉ sử dụng, nếu bạn có thể chứng minh đã có lợi nhuận ổn định từ đầu tư trong một khoảng thời gian dài (ít nhất 1-2 năm).

Chủ động giải trình nguồn gốc

Nếu tài khoản ngân hàng của bạn hoặc người bảo lãnh có khoản tiền lớn được gửi vào gần đây, hãy chủ động giải trình rõ ràng về nguồn gốc số tiền và cung cấp bằng chứng cụ thể ngay từ đầu.

Khoản tiền lớn bất thường có thể khiến Lãnh sự quán nghi ngờ về tính hợp pháp của nguồn tiền, thậm chí liên tưởng đến các hoạt động rửa tiền hoặc gian lận.

Không sử dụng giấy tờ giả

Tuyệt đối tránh xa việc làm sổ tiết kiệm giả hay sử dụng bất kỳ giấy tờ giả mạo nào để chứng minh tài chính. Hãy nhớ rằng, nhân viên Đại sứ quán/Lãnh sự quán Úc phần lớn là người Việt, am hiểu sâu sắc về các thủ đoạn gian lận. Mọi chiêu trò của bạn sẽ nhanh chóng bị phát hiện.

Bạn sẽ bị đưa vào “danh sách đen” và không thể xin bất kỳ loại visa nào của Úc trong vòng 3 năm. Ngay cả khi hết thời hạn cấm, vết đen trong quá khứ sẽ khiến hồ sơ của bạn bị nghi ngờ và khả năng đậu visa gần như bằng không.

hỗ trợ khách hàng xác nhận số dư

Khách hàng mở sổ tiết kiệm trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng BIDV

Hỏi đáp nhanh về chứng minh tài chính du học Úc

1. Trường hợp nào được miễn chứng minh tài chính khi xin visa 500?

Để “né” được yêu cầu chứng minh tài chính khi xin visa du học Úc (subclass 500), bạn cần đáp ứng đồng thời hai điều kiện sau:

  • Chọn trường trong danh sách SSVF
  • Đạt yêu cầu đầu vào của trường

Dù được miễn chứng minh tài chính truyền thống, bạn vẫn cần chứng minh có đủ khả năng chi trả cho việc học và sinh hoạt tại Úc nếu được Lãnh sự quán yêu cầu.

2. Nếu nhận được học bổng, tôi có cần chứng minh tài chính không?

Có, nhưng yêu cầu sẽ nhẹ nhàng hơn. Bạn cần chứng minh đủ khả năng chi trả cho phần chi phí còn lại sau khi trừ đi giá trị học bổng.

3. Ai có thể bảo lãnh tài chính cho du học sinh?

Cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà, vợ/chồng, hoặc bà con có quan hệ huyết thống đều có thể đứng ra bảo lãnh tài chính.

Bạn cần chứng minh mối quan hệ thân thiết với người bảo lãnh và quyền tiếp cận thực sự đối với nguồn tiền họ cung cấp.

4. Tôi có thể sử dụng vàng để chứng minh tài chính không?

Không, vàng không được chấp nhận làm bằng chứng tài chính trực tiếp. Bạn có thể bán vàng để chuyển thành tiền mặt và gửi vào tài khoản ngân hàng.

5. Nếu có nhiều nguồn thu nhập khác nhau, tôi cần chứng minh như thế nào?

Bạn cần chứng minh rõ ràng từng nguồn thu nhập bằng các giấy tờ phù hợp. Tổng thu nhập từ các nguồn này phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của Lãnh sự quán.

6. Có cần phải nộp bản gốc các giấy tờ chứng minh tài chính không?

Không, bạn chỉ cần nộp bản sao có công chứng. Tuy nhiên, hãy giữ bản gốc để phòng trường hợp Lãnh sự quán yêu cầu kiểm tra.

7. Nếu không đáp ứng được yêu cầu chứng minh tài chính, tôi có thể làm gì?

Bạn có thể xem xét các lựa chọn khác như xin học bổng, vay du học, hoặc tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ chứng minh tài chính.

5/5 - (1201 bình chọn)