chứng minh tài chính du học Nhật BảnBạn đang ấp ủ giấc mơ du học Nhật Bản? Vậy chắc chắn bạn không thể bỏ qua thủ tục chứng minh tài chính – yếu tố quyết định đến việc xin COE và visa du học.

Hồ sơ chứng minh tài chính bao gồm những gì? Quy định như thế nào? Và làm sao nếu bạn không đủ tài chính theo yêu cầu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu để “nắm chắc” chìa khóa mở cánh cửa du học Nhật Bản nhé!

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Nepal (theo số liệu của JASSO).

Tuy nhiên, con đường du học ngày càng trở nên thách thức hơn khi Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản đã thắt chặt chính sách cấp visa cho du học sinh Việt Nam.

Nguyên nhân chính là do tình trạng làm thêm quá giờ, vi phạm pháp luật và bỏ trốn của một bộ phận du học sinh trong thời gian qua.

Trong đó, hồ sơ chứng minh tài chính du học được xem là “cửa ải” khó khăn nhất. Thống kê cho thấy, các lỗi liên quan đến chứng minh tài chính (4E, 4F, 4K, 5, 6) luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân khiến hồ sơ xin COE bị từ chối.

Chính vì vậy, có thể nói chứng minh tài chính là yếu tố then chốt, quyết định đến 60% thành công của hồ sơ xin COE. Một khi đã “nắm chắc” tấm vé COE, việc xin visa du học gần như chỉ còn là thủ tục hình thức với tỷ lệ đậu lên đến 99,9%.

xin COE thành công

Case xin COE thành công của đôi bạn thân Thu và Duyên

Cách chứng minh tài chính du học Nhật Bản mới nhất

Để “lọt vào mắt xanh” của Cục Xuất nhập cảnh, hồ sơ chứng minh tài chính đi Nhật cần đảm bảo 2 yếu tố sau đây:

❖ Chứng minh khả năng chi trả: Chứng minh mình có đủ tài chính để chi trả toàn bộ chi phí du học, bao gồm học phí, sinh hoạt phí (nhà ở, ăn uống, đi lại, giải trí), vé máy bay, bảo hiểm… trong suốt thời gian học tập tại Nhật Bản.

Điều này nhằm đảm bảo bạn có thể toàn tâm toàn ý cho việc học, không bị áp lực tài chính phải bỏ học hoặc lao động trái phép.

❖ Chứng minh công việc & thu nhập ổn định: giúp Cục Xuất nhập cảnh hiểu rõ nguồn gốc tài chính, đồng thời đánh giá khả năng tiếp tục hỗ trợ tài chính của gia đình trong tương lai.

Nói cách khác, họ muốn chắc chắn rằng số tiền bạn sử dụng để du học không phải vay mượn “chữa cháy” và gia đình bạn có đủ điều kiện để lo cho bạn trong suốt quá trình học tại Nhật Bản.

Để chứng minh 2 yếu tố trên, bạn sẽ cần cung cấp các tài liệu của người bảo lãnh tài chính (thường là cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân trong họ hàng), bao gồm:

1. Sổ tiết kiệm từ 500 – 700 triệu

Sổ tiết kiệm luôn được đánh giá cao bởi tính thanh khoản, dễ dàng rút ra sử dụng khi cần. Mặc dù Đại sứ quán Nhật Bản không quy định cụ thể số dư tối thiểu, nhưng bạn cần đảm bảo số tiền trong sổ đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí trong suốt thời gian du học.

Dựa trên kinh nghiệm hơn 16 năm trong lĩnh vực chứng minh tài chính và tư vấn du học Nhật Bản, Nguyễn Lê khuyến nghị bạn nên chuẩn bị sổ tiết kiệm như sau:

  • Số dư:
    • Hệ THPT: 600 triệu VND
    • Hệ Nhật ngữ/Bekka: 500 triệu VND
    • Hệ Senmon: 500 triệu VND
    • Hệ Cao đẳng – Đại học: 700 triệu VND
    • Hệ sau đại học: 500 triệu VND
  • Kỳ hạn gửi: Từ 12 tháng.
  • Thời gian mở sổ: Mở trước ít nhất 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ. Ví dụ, nộp hồ sơ vào tháng 09/2025 thì sổ cần mở từ tháng 03/2025 trở về trước. Nếu sổ tiết kiệm chưa đủ thời gian gửi, bạn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê sổ tiết kiệm lùi ngày của Nguyễn Lê.
  • Nơi mở sổ: Tại nơi đăng ký thường trú.
  • Thông tin chủ sổ: Phải chính xác theo thông tin theo hồ sơ của người bảo lãnh.

Hồ sơ sổ tiết kiệm bao gồm:

  • 03 bản photo sổ tiết kiệm có dấu dập treo của ngân hàng (photo trên 1 mặt giấy A4, mặt sau để trắng).
  • 03 bản xác nhận số dư sổ tiết kiệm có đóng dấu ngân hàng.
mẫu sổ tiết kiệm du học Nhật Bản

Mẫu sổ tiết kiệm chứng minh tài chính du học Nhật

Lưu ý:

  • Giấy xác nhận số dư STK phải hoàn toàn bằng tiếng Việt.
  • Số dư thể hiện trong giấy xác nhận phải được phân cách bằng dấu phẩy (ví dụ: 100,000).
  • Xác nhận số dư chỉ in 1 mặt trên giấy A4. Nếu dài hơn 1 trang thì in thành nhiều tờ và đóng dấu giáp lai giữa các trang.

Bíp kíp mở sổ tiết kiệm du học Nhật khi chưa đủ tiền?

Nhiều gia đình thường sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư thay vì gửi tiết kiệm lãi suất thấp. Vì vậy, khi con cái có nhu cầu du học và cần một khoản tiền lớn để mở sổ tiết kiệm chứng minh tài chính, nhiều gia đình mới “tá hỏa” nhận ra mình không có đủ tiền mặt. Đây thực sự là một trở ngại lớn, có thể khiến nhiều giấc mơ du học bị “đứt gánh giữa đường”.

Nếu bạn đang gặp tình huống này, dịch vụ chứng minh tài chính du học Nhật Bản của Nguyễn Lê sẽ là giải pháp lý tưởng, giúp bạn mở sổ tiết kiệm với số dư từ 30 triệu đến 300 tỷ đồng. Bạn có thể lựa chọn thời gian mở sổ (lùi ngày) tùy ý mà không cần thế chấp tài sản.

  • Sổ tiết kiệm do các ngân hàng uy tín phát hành: Agribank, Sacombank, ACB, Vietcombank, Techcombank… đáp ứng tiêu chuẩn của các trường Nhật và trung tâm du học.
  • Thủ tục minh bạch: Bạn sẽ trực tiếp đến ngân hàng cùng nhân viên Nguyễn Lê để thực hiện thủ tục mở sổ và ký tên.
  • Phục vụ tận nơi: Dịch vụ có mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
dịch vụ mở sổ tiết kiệm nhật bản trên toàn quốc

Nguyễn Lê mở sổ tiết kiệm đi Nhật tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc

Bảng phí mở sổ tiết kiệm du học Nhật

Sổ Tiết Kiệm Kỳ hạn sổ Phí DV
50 Triệu 12 tháng 600.000đ
100 Triệu 12 tháng 700.000đ
200 Triệu 12 tháng 800.000đ
300 Triệu 12 tháng 1.000.000đ
400 Triệu 12 tháng 1.200.000đ
500 Triệu 12 tháng 1.400.000đ
600 Triệu 12 tháng 1.600.000đ
700 Triệu 12 tháng 1.800.000đ
800 Triệu 12 tháng 2.000.000đ
900 Triệu 12 tháng 2.200.000đ
01 Tỷ đồng 12 tháng 2.400.000đ
Trên 1 Tỷ 12 Tháng 0,23%
*Bảng phí áp dụng cho khách hàng tại TP.HCM & Hà Nội. Phí các tỉnh khác vui lòng liên hệ 0909.444.666

2. Chứng minh công việc & thu nhập người bảo lãnh tài chính

Người bảo lãnh tài chính thường là cha mẹ, anh chị em ruột, hoặc người thân trong họ hàng. Tuy nhiên, Cục Xuất nhập cảnh thường ưu tiên những người có quan hệ huyết thống gần gũi với du học sinh.

Để chứng minh nghề nghiệp và thu nhập hàng năm ổn định, người bảo lãnh cần cung cấp các giấy tờ sau:

Người bảo lãnh là cá nhân

  • Hợp đồng lao động: Thời gian làm việc từ 3 năm trở lên, ghi rõ mức lương, thời hạn hợp đồng, quyền lợi…
  • Sao kê tài khoản ngân hàng nhận lương 6 tháng gần nhất: Thu nhập tối thiểu 20 triệu đồng/tháng.
  • Bản khai nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
  • Quyết định bổ nhiệm, thăng chức (nếu có).
  • Sổ bảo hiểm xã hội (nếu có).

Người bảo lãnh là doanh nghiệp

  • Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp/Giấy phép đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên.
  • Báo cáo tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp trong 1 năm gần nhất.
  • Sao kê tài khoản doanh nghiệp 1 năm gần nhất.
Chứng Minh Thu Nhập Xin Visa

Mẫu giấy tờ chứng minh thu nhập xin visa Nhật

3. Tài sản khác (nếu có)

Ngoài sổ tiết kiệm và giấy tờ chứng minh thu nhập, bạn nên bổ sung thêm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác như sổ đỏ, sổ hồng, cà vẹt xe ô tô… đứng tên người bảo lãnh. Điều này giúp tăng tính thuyết phục cho hồ sơ.

Lưu ý:

Hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật được sử dụng 2 lần:

  • Lần 1: Nộp cho trường xin thư nhập học và làm COE.
  • Lần 2: Nộp cho Đại sứ quán/Lãnh sự quán xin visa sang Nhật.

Các lỗi thường gặp khi làm chứng minh tài chính du học Nhật

Thực tế cho thấy, đa số hồ sơ xin COE bị từ chối đều vướng phải những lỗi liên quan đến chứng minh tài chính. Vì vậy, để “nắm chắc” tấm vé COE, bạn cần phải tránh những lỗi phổ biến sau đây:

Lỗi số 4: Hồ sơ không đáng tin cậy

4E – Chứng minh số dư ngân hàng:

  • Số dư tài khoản không đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí.
  • Số dư cao nhưng không phù hợp với thu nhập, không giải trình được nguồn gốc.
  • Mở sổ tiết kiệm gần ngày nộp hồ sơ.
  • Sổ tiết kiệm giả mạo.

4K – Sao kê tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm:

  • Sao kê không chi tiết, thiếu thông tin.
  • Lịch sử giao dịch có vấn đề mà không giải trình được.

4F – Chứng minh công việc, thu nhập:

  • Người bảo lãnh không có việc làm ổn định hoặc thu nhập thấp.
  • Thiếu giấy tờ chứng minh việc làm và thu nhập hoặc giấy tờ không hợp lệ.

Lỗi số 5: Nộp thiếu hồ sơ

Cục Xuất nhập cảnh yêu cầu hồ sơ đầy đủ để đánh giá toàn diện về lý lịch và khả năng tài chính. Thiếu bất kỳ giấy tờ nào cũng có thể dẫn đến từ chối.

Lỗi số 6: Vấn đề liên quan đến người bảo lãnh

  • 6A – Khả năng chi trả: Người bảo lãnh không đủ khả năng chi trả chi phí du học.
  • 6B – Ổn định tài chính: Không chứng minh được người bảo lãnh có thu nhập ổn định.
  • 6C – Hồ sơ không đầy đủ: Hồ sơ của người bảo lãnh thiếu thông tin, không đáng tin cậy.
  • 6D – Lý do bảo lãnh: Không có lý do chính đáng để bảo lãnh (ví dụ: không có quan hệ huyết thống, không giải trình được mối quan hệ thân thiết).
bị từ chối COE

Thông báo từ chối cấp COE cho bạn Minh Phong (bạn bị từ chối 2 lần)

Hỏi đáp thủ tục chứng minh tài chính đi du học Nhật Bản

Số dư khuyến nghị là từ 500 triệu đồng. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian khóa học, học bổng và thu nhập của người bảo lãnh.

Ví dụ:

  • Bạn đăng ký khóa học tiếng Nhật 1 năm, có thể chỉ cần chứng minh số dư khoảng 300-400 triệu đồng.
  • Bạn nhận được học bổng 50% học phí, có thể giảm bớt số tiền cần chứng minh.
  • Người bảo lãnh của bạn có thu nhập hàng tháng trên 50 triệu đồng, bạn có thể nộp hồ sơ với số dư sổ tiết kiệm thấp hơn.

Không hẳn, số dư cần phù hợp với thu nhập của người bảo lãnh. Nếu thu nhập thấp mà số dư quá cao sẽ khiến Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản nghi ngờ về nguồn gốc số tiền, có thể dẫn đến việc yêu cầu giải trình thêm hoặc thậm chí từ chối hồ sơ.

Ví dụ:

  • Thu nhập 30 triệu/tháng, sổ tiết kiệm 1 tỷ: Hợp lý.
  • Thu nhập 10 triệu/tháng, sổ tiết kiệm 1 tỷ: Có thể gây nghi ngờ.

Yêu cầu về thu nhập tối thiểu của người bảo lãnh tài chính du học Nhật Bản thường dao động từ 20 triệu đồng/tháng trở lên. Tuy nhiên, nếu thu nhập của bạn (hoặc người bảo lãnh) chưa đạt mức này, bạn vẫn có những lựa chọn khác để chứng minh tài chính:

  • Kết hợp thu nhập của cả cha và mẹ
  • Nhờ người thân bảo lãnh
  • Chứng minh tài sản thay thế
  • Xin học bổng
  • Vay vốn du học

Tuyệt đối không. Mặc dù một số trung tâm du học có thể “vẽ” ra hồ sơ thu nhập bằng các công ty “ma” để giúp bạn “lách luật”, nhưng Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản có nhiều biện pháp nghiệp vụ để xác minh tính xác thực của hồ sơ.

Nếu bị phát hiện sử dụng giấy tờ giả, bạn sẽ bị cấm cấp COE vĩnh viễn, đồng thời gặp nhiều khó khăn trong việc xin visa vào các quốc gia khác trong tương lai.

Có hai cách:

1. Nhờ người thân bảo lãnh: Chọn người có công việc ổn định, thu nhập cao và chứng minh mối quan hệ thân thiết với bạn.

2. Chứng minh thu nhập của cha mẹ:

  • Xin giấy xác nhận thu nhập tại UBND phường/xã.
  • Cung cấp thêm bằng chứng: Sao kê tài khoản, hình ảnh, hóa đơn, hợp đồng…

Được, người thân ở Nhật Bản hoàn toàn có thể bảo lãnh tài chính cho du học sinh. Đây là một lựa chọn phổ biến đối với những bạn có người thân đang sinh sống và làm việc tại Nhật.

Tuy nhiên, người bảo lãnh cần đáp ứng một số điều kiện và cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của mình, bao gồm:

  • Giấy tờ xác nhận là nhân viên của công ty: Hợp đồng lao động, giấy xác nhận việc làm, thẻ nhân viên…
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng: Sổ tiết kiệm, giấy xác nhận số dư…
  • Bảng lương 3-6 tháng gần nhất: Chứng minh thu nhập ổn định.
  • Thẻ cư trú: Bản sao thẻ cư trú (Zairyu Card) của người bảo lãnh tại Nhật Bản.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh… để chứng minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và du học sinh.

1. Du học Nhật Bản diện học bổng toàn phần

  • Học bổng chính phủ: MEXT, JDS, Asean, tỉnh Fukui, tỉnh Hokkaido…
  • Học bổng từ các tổ chức phi chính phủ: Nomura Foundation, Yamada Foundation, Hitachi Foundation,…
  • Học bổng tại các trường Nhật ngữ, Đại học, Cao đẳng, Senmon,…: Kyoto iUp, GOTO, First Study, Ryutsu Kagaku, EHLE, TIUJ…
  • Học bổng từ các tờ báo Nhật (du học bổng báo): Asahi, Mainichi, Sankei, Yomiuri, Isshin
  • Học bổng ngành điều dưỡng: Aoyama, Joho, Sasayama, Nishino…

2. Săn học bổng một phần

Ngay cả khi không đủ điều kiện để nhận học bổng toàn phần, bạn vẫn nên tích cực “săn” các suất học bổng nhỏ hơn. Mỗi suất học bổng sẽ giúp bạn giảm bớt một phần chi phí, qua đó giảm áp lực chứng minh tài chính.

Có, dù bạn đã học tiếng Nhật ở Nhật Bản, khi xin visa du học lên bậc đại học, bạn vẫn cần chứng minh tài chính lại. Yêu cầu chứng minh tài chính sẽ thay đổi tùy theo từng trường nhưng nhìn chung không quá khác biệt so với lần chứng minh tài chính đầu tiên.

nguyễn viết giỏi

Về tác giả: Nguyễn Viết Giỏi

Chuyên gia tài chính

Chuyên gia giàu kinh nghiệm với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, visa và đấu thầu, tốt nghiệp xuất sắc khoa Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Kinh tế và sở hữu các chứng chỉ quốc tế CFA, CPA.

Đánh giá bài viết