Chứng minh tài chính du học luôn là thủ tục quan trọng hàng đầu trong quá trình chuẩn bị du học. Bạn cần phải nắm rõ được khó khăn của việc chứng minh tài chính nằm ở đâu, Đại sứ quán sẽ cần những gì ở việc chứng minh tài chính để có thể cấp Visa du học cho bạn…
Hiểu rõ được những điều này thì bạn mới có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng việc chứng minh tài chính. Bài viết dưới đây của công ty chứng minh tài chính Nguyễn Lê sẽ phân tích giúp bạn các khó khăn thường gặp và cách giải quyết những khó khăn đó.
Những khó khăn trong việc chứng minh tài chính du học
1. Nguồn gốc tiền trong sổ tiết kiệm không rõ ràng
Một vấn đề khó khăn nữa trong quá trình chứng minh tài chính du học. Bạn cần phải chứng minh được nguồn gốc số tiền trong tài khoản của mình. Hầu hết thu nhập của các gia đình tại Việt Nam đến từ loại hình lao động tự do và kinh doanh nhỏ lẻ, điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn trong việc kê khai thu nhập rõ ràng và thuyết phục.
Với các tài sản cố định, các tài sản thừa kế hoặc từ việc đền bù đất đai, nhà cửa…vẫn cần chứng minh chúng bắt nguồn từ các hoạt động hợp pháp.
Chứng minh tài chính du học không chỉ đơn giản là đưa ra cho Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh những con số. Bạn vay mượn theo nhiều hình thức để có thể dễ dàng tăng số dư trong tài khoản tiết kiệm của mình. Sau đó lấy giấy chứng nhận số tiền đó nộp cho Đại sứ quán và tiếp theo là rút tiền từ tài khoản đó để trả lại các chủ nợ.
2. Không thể chứng minh tài chính bằng giấy tờ
Các viên chức trong Đại sứ quán không làm việc theo tình cảm giống như Việt Nam mà họ yêu cầu các giấy tờ liên quan đến thu nhập. Nguồn gốc sổ tiết kiệm phát sinh trong quá trình lao động… phải có tính thuyết phục. Cho dù bạn có dư dả tiền bạc nhưng các giấy tờ cần thiết của bạn không đủ tính thuyết phục thì bạn cũng khó có thể xin visa du học.
3. Thời gian mở sổ tiết kiệm chưa đạt yêu cầu
Đại sứ quán của một số nước “khó tính” như Mỹ, Úc, Canada… ngoài yêu cầu về số tiền tối thiểu trong sổ tiết kiệm còn yêu cầu sổ tiết kiệm phải mở trước thời điểm nộp hồ sơ từ vài tháng cho tới 01 năm.
4. Sổ tiết kiệm và thu nhập không khớp
Bạn có sổ tiết kiệm 1 tỷ nhưng thu nhập của người bảo lãnh chỉ 10 triệu/tháng, điều này được xem là bất hợp lý. Chứng minh thu nhập và sổ tiết kiệm có liên hệ chặt chẽ với nhau, do vậy cần đảm bảo sự hợp lý giữa 2 mục này khi nguồn thu nhập là lời giải thích cho việc tích lũy số tiền trong sổ tiết kiệm.
5. Sử dụng giấy tờ giả
Đại sứ quán khi xét duyệt visa sẽ có sự đối chiếu và xác minh từ các bên liên quan, do vậy giấy tờ giả sẽ nhanh chóng bị phát hiện. Tệ hại hơn, cơ hội xin visa trong những lần sau gần như không còn khi tên của bạn đã có trong “danh sách đen” của Đại sứ quán.
► Xem thêm: Kinh nghiệm chứng minh tài chính du học thành công
Cách giải quyết khó khăn trong quá trình chứng minh tài chính du học
Các trung tâm hoặc công ty mở dịch vụ chứng minh tài chính mở ra rất nhiều, song các quy định quản lý việc này đã siết chặt hơn nên hiện tại chỉ có các tổ chức tín dụng lớn mới dám đảm nhận việc này. Phần lớn quảng cáo làm dịch vụ chứng minh tài chính mà bạn tìm thấy trên internet là của các ngân hàng lớn và các tổ chức tín dụng có uy tín cao. Những trung tâm nhỏ lẻ khác thường sẽ làm chứng minh tài chính cho bạn trong thời gian khá lâu hoặc sẽ yêu cầu khá nhiều giấy tờ kèm theo các khoản phụ phí phát sinh, gây tốn kém cho bạn.
Nếu bạn đã nắm rõ được các thủ tục chứng minh tài chính thì bạn hoàn toàn có thể tự mình làm được việc này. Nhưng theo quan điểm và kinh nghiệm của đa số các du học sinh. Bạn nên tìm đến những nhà tư vấn hoặc trung tâm có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này. Để được tư vấn và hỗ trợ để tăng tỉ lệ xin Visa thành công của mình.
Hiểu rõ được nhu cầu này của các bạn học sinh sinh viên có nhu cầu và mong muốn được du học. Công ty dịch vụ chứng minh tài chính du học Nguyễn Lê với sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính, các văn phòng pháp lý có liên quan sẽ hỗ trợ các bạn chứng minh tài chính du học một cách nhanh chóng, có tính thuyết phục cao đối với Đại sứ quán cùng với mức chi phí kèm theo là rẻ nhất.