dịch vụ chứng minh tài chính xin visa du lịch nhật bảnNhật Bản – điểm đến du lịch hấp dẫn với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và nền văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, để biến giấc mơ khám phá xứ sở Phù Tang thành hiện thực, việc chứng minh tài chính là bước không thể bỏ qua khi xin visa, bất kể bạn chọn hình thức du lịch nào: tự túc, thăm thân, thăm bạn bè, công tác hay đi du lịch theo đoàn (packtour).

Theo thống kê, mỗi năm có hơn 500.000 lượt khách du lịch Việt Nam ghé thăm đất nước mặt trời mọc, đưa Việt Nam vào top 7 quốc gia có lượng du khách đến Nhật Bản đông nhất.

Chính phủ Nhật Bản luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam xin visa, do vậy hồ sơ xin visa nhìn chung không quá phức tạp, ai cũng có thể tự mình chuẩn bị. Sự khác biệt giữa các hồ sơ chủ yếu đến từ lịch sử du lịch và hồ sơ chứng minh tài chính.

Một điểm đặc biệt khi xin visa Nhật, nếu hồ sơ bị từ chối, Đại sứ quán thường không tiết lộ lý do cụ thể. Nhưng theo kinh nghiệm của Nguyễn Lê với rất nhiều lần xin lại visa thành công cho khách hàng, có đến 80% trường hợp “trượt” visa do chứng minh tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu.

Để thuyết phục Đại sứ quán/Lãnh sự quán, người xin visa cần chứng minh có đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho toàn bộ chuyến đi, đồng thời có công việc, tài sản ràng buộc tại Việt Nam, đảm bảo sẽ quay trở về nước sau khi kết thúc hành trình.

Nói cách khác, người nộp đơn cần chứng minh mình đủ điều kiện du lịch và không có ý định cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản.

visa du lịch nhật

Xin visa du lịch Nhật Bản không hề khó

Hồ sơ chứng minh tài chính du lịch Nhật gồm những gì?

1. Sổ tiết kiệm trên 100 triệu

Sổ tiết kiệm, hay còn gọi là chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, là một trong những “bảo chứng” quan trọng giúp người xin visa chứng minh năng lực tài chính du lịch với cơ quan lãnh sự.

Mặc dù không có quy định cụ thể về số tiền tối thiểu hay thời gian mở sổ, nhưng dựa trên kinh nghiệm thực tế của Nguyễn Lê, người nộp đơn cần chuẩn bị sổ tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng với số dư tối thiểu từ 100 triệu đồng (đối với visa single) và trên 200 triệu đồng (đối với visa multiple).

Sổ tiết kiệm nên mở ít nhất 3 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ. Ví dụ, nếu nộp hồ sơ vào tháng 4/2025 thì sổ tiết kiệm cần được gửi từ tháng 1/2025 trở về trước.

Hồ sơ sổ tiết kiệm cần chuẩn bị những gì?

  • Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm (bản gốc)
  • Bản sao sổ tiết kiệm
  • Bản gốc sổ tiết kiệm (để đối chiếu, sau đó sẽ được trả lại)
sổ tiết kiệm bidv quảng bình

Mẫu sổ tiết kiệm sử dụng để làm hồ sơ xin visa Nhật

Bí quyết “săn” visa Nhật khi chưa đủ điều kiện mở sổ tiết kiệm?

Thực tế cho thấy, không phải ai cũng có sẵn một khoản tiền lớn để gửi tiết kiệm khi xin visa du lịch Nhật Bản.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa giấc mơ khám phá xứ sở hoa anh đào trở nên “bất khả thi”. Hiện nay, có nhiều giải pháp tài chính hỗ trợ người xin visa “xoay sở” trong tình huống này, điển hình là dịch vụ làm sổ tiết kiệm của Tài chính Nguyễn Lê.

Nhờ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều ngân hàng uy tín như Agribank, BIDV, ACB, VCB…, Nguyễn Lê sẽ giúp khách hàng sở hữu sổ tiết kiệm với số tiền và kỳ hạn theo đúng yêu cầu của Đại sứ quán/Lãnh sự quán, mà không cần tài sản thế chấp.

Thủ tục mở sổ thực hiện trực tiếp tại ngân hàng nhưng sổ tiết kiệm gốc sẽ do Nguyễn Lê nắm giữ (chỉ cho mượn khi đi phỏng vấn) để tránh tiền bị rút ra.

Bảng phí mở sổ tiết kiệm xin visa du lịch Nhật

Sổ Tiết Kiệm Kỳ hạn sổ Phí DV
50 Triệu 12 tháng 600.000đ
100 Triệu 12 tháng 700.000đ
200 Triệu 12 tháng 800.000đ
300 Triệu 12 tháng 1.000.000đ
400 Triệu 12 tháng 1.200.000đ
500 Triệu 12 tháng 1.400.000đ
600 Triệu 12 tháng 1.600.000đ
700 Triệu 12 tháng 1.800.000đ
800 Triệu 12 tháng 2.000.000đ
900 Triệu 12 tháng 2.200.000đ
01 Tỷ đồng 12 tháng 2.400.000đ
Trên 1 Tỷ 12 Tháng 0,23%
*Bảng phí áp dụng cho khách hàng tại TP.HCM & Hà Nội. Phí các tỉnh khác vui lòng liên hệ 0909.444.666

2. Tài liệu chứng minh công việc và thu nhập

Ngoài khả năng tài chính, cơ quan lãnh sự Nhật Bản cũng rất quan tâm đến công việc và thu nhập của người xin visa. Đây là yếu tố quan trọng giúp họ đánh giá mức độ ràng buộc của ứng viên với Việt Nam, từ đó quyết định có cấp visa hay không.

Sao kê tài khoản nhận lương (chứng minh thu nhập)

  • Sao kê tài khoản càng nhiều càng tốt, tối thiểu là 6 tháng gần nhất, nên sử dụng bút dạ quang để làm nổi bật các khoản thu nhập hàng tháng.
  • Nếu là chủ doanh nghiệp, cần cung cấp sao kê tài khoản công ty trong 6 tháng gần nhất.

Giấy tờ chứng minh công việc

❖ Công nhân viên chức

  • Hợp đồng lao động (có ghi rõ thời gian làm việc, mức lương, vị trí công tác). Nếu lương thực tế cao hơn trong hợp đồng, cần bổ sung thêm bằng chứng như thông báo tăng lương.
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có).
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
  • Đơn xin nghỉ phép đi du lịch (có xác nhận của công ty).

❖ Chủ doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Báo cáo thuế 6 tháng gần nhất.

❖ Người đã nghỉ hưu:

    • Sổ hưu trí.
    • Quyết định nghỉ hưu (nếu có)

❖ Học sinh, sinh viên

  • Thẻ học sinh, sinh viên hoặc giấy xác nhận của nhà trường.
  • Đơn xin nghỉ phép (nếu thời gian du lịch trùng với lịch học).
  • Giấy khai sinh (để chứng minh quan hệ với cha mẹ, người bảo trợ tài chính).

Lưu ý:

  • Hồ sơ của học sinh/sinh viên cần bổ sung thêm giấy tờ chứng minh tài chính của cha mẹ hoặc người bảo trợ do các em chưa có thu nhập.
  • Nếu ứng viên có nguồn thu nhập khác ngoài lương (ví dụ như cho thuê nhà, xe cộ…), cần đánh dấu rõ trong sao kê tài khoản và cung cấp thêm bằng chứng như hợp đồng cho thuê.
giấy chứng minh thu nhập

Các tài liệu chứng minh thu nhập được đánh giá cao

3. Tài sản ràng buộc

Mặc dù không bắt buộc, nhưng việc bổ sung giấy tờ chứng minh tài sản (giấy tờ nhà đất, giấy góp vốn, giấy đăng ký xe hơi…) sẽ giúp hồ sơ xin visa “ghi điểm” hơn, thể hiện sự ràng buộc của ứng viên với quê nhà, tăng khả năng được cấp visa.

Quy định chứng minh tài chính từ Đại sứ quán Nhật Bản

Thông tin lấy từ website của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam: https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/visanhapcanhnhatban.html

Quy ước:

(1): Tài liệu chứng minh khả năng chi trả cho chuyến đi (sổ tiết kiệm hoặc giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng).

(2): Tài liệu chứng minh công việc và thu nhập.

1. Yêu cầu chứng minh tài chính cho visa 1 lần (single)

Visa single là loại visa cho phép nhập cảnh Nhật Bản một lần duy nhất, thời hạn lưu trú tối đa 15 ngày và có hiệu lực trong 3 tháng tính từ ngày cấp.

STT Mục đích chuyến đi Yêu cầu
1 Du lịch tự túc, đi theo tour (1) + (2)
2 Thăm thân, thăm bạn bè (1) + Thư mời
3 Công tác, giao lưu học tập (2) + Quyết định cử đi công tác/giao lưu học tập
4 Y tế, khám chữa bệnh (1) + Hồ sơ khám sức khỏe
5 Vợ/chồng hoặc con nuôi của người Nhật (1) + Giấy tờ chứng minh mối quan hệ

2. Yêu cầu chứng minh tài chính cho visa nhiều lần (multiple)

Visa multiple cho phép nhập cảnh Nhật Bản nhiều lần trong thời hạn hiệu lực (1, 3, 5, 10 năm) mà không cần xin visa mới. Thời gian mỗi lần nhập cảnh tối đa 15, 30 hoặc 90 ngày tùy loại visa.

Loại visa Giấy tờ chứng minh tài chính
Nhiều lần phổ thông (1) + (2)
Nhiều lần thương mại (2)

Lưu ý:

  • Ngoài các giấy tờ bắt buộc nêu trên, ứng viên nên bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh tài sản (nếu có) để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ.
  • Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản có quyền yêu cầu bổ sung giấy tờ tùy theo từng trường hợp cụ thể.
văn phòng đại diện ngoại giao nhật bản tại việt nam

Các văn phòng đại diện ngoại giao Nhật Bản tại việt nam

Kinh nghiệm làm thủ tục chứng minh tài chính xin visa Nht

Để quá trình xin visa diễn ra thuận lợi và tăng cơ hội được cấp visa, đương đơn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây khi chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính:

1. Ngôn ngữ

Tất cả tài liệu bằng tiếng Việt cần được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (có công chứng).

2. Thời hạn hiệu lực

Trừ những giấy tờ có ghi rõ thời hạn hiệu lực, tất cả giấy tờ trong hồ sơ phải được cấp mới trong vòng 3 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

3. Ưu tiên nộp giấy tờ bản gốc

Hồ sơ chứng minh tài chính cần nộp các giấy tờ bản gốc. Nếu cần bản gốc để sử dụng cho mục đích khác, bạn nên nộp kèm theo 1 bản photocopy.

4. Trình bày hồ sơ mạch lạc

Bạn nên sắp xếp hồ sơ theo thứ tự rõ ràng, logic. Các giấy tờ có liên quan nên được gom chung vào một tập và dán nhãn để thuận tiện cho việc kiểm tra. Hồ sơ gọn gàng, chỉn chu cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và dễ nhận được sự thiện cảm từ viên chức xét duyệt.

5. Cung cấp thông tin chính xác

Mọi thông tin khai báo trong hồ sơ phải chính xác và trung thực. Đại sứ quán/Lãnh sự quán có thể gọi điện xác minh thông tin với bạn hoặc công ty của bạn, vì vậy cần đảm bảo sự trùng khớp trong các câu trả lời.

Một số câu hỏi thường gặp khi xác minh:

  • Có biết tiếng Anh/tiếng Nhật không?
  • Đi một mình hay đi cùng ai? Thông tin về người đồng hành (nếu có).
  • Công việc hiện tại, chức vụ, nơi làm việc?
  • Kế hoạch chuyến đi: thời gian, lịch trình, địa điểm lưu trú?
  • Dự trù chi phí cho chuyến đi?

6. Tuyệt đối không gian lận

Nhật Bản xử lý rất nghiêm các trường hợp gian lận, nộp giấy tờ giả mạo hoặc khai báo sai sự thật. Ứng viên bị từ chối cấp visa và không được phép xin lại trong vòng 6 tháng.

Thông tin về hành vi gian lận sẽ được lưu trữ trong hệ thống, ảnh hưởng đến khả năng đậu visa của ứng viên trong tương lai, ngay cả khi đã hết thời hạn “cấm cửa”.

case xin visa multiple của lý thành cơ

Case xin visa multiple của travel blogger Lý Thành Cơ

Giải đáp 1001 thắc mắc về hồ sơ tài chính du lịch Nhật

Không vì đây là điều kiện xin visa bắt buộc, tuy nhiên nếu không có sổ tiết kiệm, người xin visa có thể sử dụng sao kê tài khoản hoặc giấy xác nhận số dư tài khoản trên 100 triệu đồng (visa single) hoặc 200 triệu đồng (visa multiple) để thay thế cho sổ tiết kiệm.

Không cần, tuy nhiên số dư sổ tiết kiệm không nên quá chênh lệch so với thu nhập. Ví dụ, thu nhập 7 triệu nhưng có sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng là bất hợp lý.

Có, miễn là các tài khoản này thể hiện rõ các khoản thu nhập hợp pháp. Việc này giúp thể hiện rõ hơn tổng tài sản và chứng minh thu nhập đa dạng, tăng tính thuyết phục cho hồ sơ xin visa.

Điều quan trọng là sao kê phải đầy đủ và rõ ràng, thể hiện chính xác các giao dịch trong thời gian yêu cầu (thường là 6 tháng gần nhất). Nếu sao kê có nhiều trang, chỉ cần sắp xếp gọn gàng, đánh dấu các khoản thu nhập quan trọng để thuận tiện cho việc kiểm tra.

Nguyễn Lê đã từng xử lý nhiều hồ sơ xin visa với sao kê ngân hàng lên đến 200 trang mà vẫn đậu visa bình thường. Điều này chứng tỏ rằng số lượng trang không phải là vấn đề lớn.

Mức thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên thường được xem là khá ổn định, đủ để chi trả cho các chi phí sinh hoạt và du lịch.

Tuy nhiên, ngay cả khi thu nhập thấp hơn, ứng viên vẫn có cơ hội nhận được visa nếu chứng minh được công việc ổn định, có sự ràng buộc tại Việt Nam và không có ý định ở lại Nhật Bản bất hợp pháp.

Đối với người làm nghề tự do (freelancer, kinh doanh tự do, làm nông nghiệp…), việc chứng minh thu nhập thường phức tạp hơn do không có hợp đồng lao động hay bảng lương cố định. Ứng viên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Thư giải trình thu nhập: Nêu rõ công việc, nguồn thu nhập chính, ước tính thu nhập hàng tháng/năm.
  • Hợp đồng lao động/hợp đồng hợp tác: Nếu có hợp đồng với các công ty, đối tác.
  • Sao kê tài khoản ngân hàng: Thể hiện rõ các khoản thu nhập từ công việc tự do.
  • Hình ảnh: Về công việc, dự án đã thực hiện.

Nếu chưa có thu nhập (ví dụ như sinh viên), ứng viên có thể sử dụng sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng của cha mẹ, người thân. Cần bổ sung thêm giấy tờ chứng minh quan hệ (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu…) và thư bảo lãnh (nếu có).

Chỉ cần một người trong gia đình chứng minh tài chính là đủ. Tuy nhiên, để hồ sơ thêm phần thuyết phục, ứng viên có thể kết hợp chứng minh tài chính của nhiều người, miễn là đảm bảo tổng tài sản đủ mạnh để chi trả cho chuyến đi của cả gia đình.

Không cần nhưng nếu người xin visa bên Việt Nam có thể chứng minh tài chính thì nên làm để tăng khả năng được chấp thuận.

Tài liệu chứng minh tài chính của người bảo lãnh tại Nhật Bản bao gồm:

  • Giấy chứng nhận nộp thuế (do chính quyền địa phương hoặc sở thuế cấp).
  • Giấy chứng nhận thu nhập (do chính quyền địa phương cấp).
  • Bản sao giấy đăng ký nộp thuế.
  • Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng (trong một số trường hợp).

Lưu ý: Giấy chứng nhận nguồn thu nhập sẽ không được chấp nhận.

nguyễn viết giỏi

Về tác giả: Nguyễn Viết Giỏi

Chuyên gia tài chính

Chuyên gia giàu kinh nghiệm với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, visa và đấu thầu, tốt nghiệp xuất sắc khoa Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Kinh tế và sở hữu các chứng chỉ quốc tế CFA, CPA.

5/5 - (1 bình chọn)