Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao có những người dường như “dễ dàng” xin được visa Nhật Bản đến vậy? Phải chăng họ có “bí kíp” gì đặc biệt? Câu trả lời có thể nằm ở dịch vụ làm sổ tiết kiệm – một “bí mật” được nhiều người xin visa thành công chia sẻ.
Đây là giải pháp tài chính lý tưởng cho sinh viên, học sinh, người lao động tự do, các gia đình mong muốn định cư Nhật Bản nhưng chưa đủ điều kiện tài chính để tích lũy sổ tiết kiệm hay thời gian mở sổ chưa đủ theo yêu cầu.
Dịch vụ làm sổ tiết kiệm Nguyễn Lê hoạt động dựa trên nguyên tắc minh bạch và an toàn: công ty sẽ hỗ trợ khách hàng một khoản tiền để mở một sổ tiết kiệm với số dư đủ lớn, đáp ứng yêu cầu làm thủ tục xin visa Nhật Bản.
Toàn bộ quá trình mở sổ được Nguyễn Lê thực hiện trực tiếp tại ngân hàng, đảm bảo sổ tiết kiệm là sổ thật 100%, loại bỏ hoàn toàn nguy cơ sổ tiết kiệm giả hay lừa đảo.
Dịch vụ làm sổ tiết kiệm xin visa Nhật Bản có những gì?
Đáp ứng đủ số dư theo yêu cầu
Theo thông tin hướng dẫn chứng minh tài chính từ 2 website hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp (Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản) và vn.emb-japan.go.jp (Đại sứ quán Nhật Bản), cơ quan lãnh sự Nhật chỉ đề cập giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng mà không nêu cụ thể số dư tối thiểu cần có trong sổ tiết kiệm.
Do đó, không có mức tiêu chuẩn chung về số dư sổ tiết kiệm. Người xin visa cần dự đoán hoặc tham khảo ý kiến của những người đi trước.
Theo kinh nghiệm của Nguyễn Lê, đối với visa du lịch (diện tự túc, thăm thân, thăm bạn bè, thương mại), người nộp đơn chỉ cần chuẩn bị sổ tiết kiệm hoặc xác nhận số dư tài khoản ngân hàng có giá trị tối thiểu 5000 USD (~ 125 triệu VND) là đã đạt yêu cầu.
Đọc thêm thông tin: Tìm hiểu cách chứng minh tài chính du lịch Nhật Bản
Đối với visa du học, phụ huynh cần chứng minh đủ khả năng chi trả cho năm học đầu tiên, bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí. Cụ thể:
- Bậc trung học phổ thông: Yêu cầu số dư tối thiểu trong sổ tiết kiệm hoặc tài khoản ngân hàng từ 800 triệu VND trở lên.
- Các bậc sau trung học: Yêu cầu số dư tối thiểu từ 500 triệu VND trở lên.
Có thể bạn quan tâm: Hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản gồm những gì?
Dù thế nào, bạn cũng không cần quá lo lắng về số tiền cần chuẩn bị để mở sổ tiết kiệm, Nguyễn Lê sẽ hỗ trợ bạn có đủ số tiền cần thiết để mở sổ tiết kiệm chứng minh tài chính chỉ với chi phí chỉ từ 700.000đ.
Đáp ứng thời gian mở sổ theo yêu cầu
Visa du lịch Nhật Bản không yêu cầu sổ tiết kiệm lùi ngày, nghĩa là bạn có thể mở sổ tiết kiệm ngay trước khi nộp hồ sơ xin visa. Tuy nhiên, đối với visa du học, bạn cần có sổ tiết kiệm lùi ngày, tức là sổ đã được mở ít nhất 3-6 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ.
Sổ tiết kiệm có thời gian gửi dài là minh chứng cho khả năng tích lũy và quản lý tài chính ổn định của bạn, thể hiện bạn đã có kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến đi.
Điều này giúp giảm thiểu nghi ngờ về việc sử dụng sổ tiết kiệm giả hoặc vay mượn tiền chỉ để đối phó với thủ tục xin visa, tăng khả năng hồ sơ của bạn được chấp thuận.
Nguyễn Lê hỗ trợ khách hàng mở sổ lùi ngày xin visa Nhật Bản bằng cách tìm kiếm các sổ tiết kiệm có thời gian gửi phù hợp từ 1 đến 36 tháng, sau đó chuyển nhượng, sang tên cho khách hàng.
Hồ sơ đầy đủ
Khi sử dụng dịch vụ của Nguyễn Lê, bạn sẽ nhận được bộ hồ sơ sổ tiết kiệm đầy đủ, bao gồm:
- Sổ tiết kiệm bản photo (có xác nhận của ngân hàng)
- Sổ tiết kiệm bản gốc (được cho mượn để nộp hồ sơ)
- Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm (bản song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh)
- File scan sổ tiết kiệm (định dạng PDF)
Thủ tục nhanh chóng, đơn giản
Chỉ với 3 bước đơn giản, bạn đã có thể sở hữu sổ tiết kiệm xin visa với số dư và thời gian gửi mong muốn, tiết kiệm tối đa thời gian và công sức:
Bước 1: Gửi hình ảnh CCCD/Hộ chiếu và yêu cầu mở sổ cho Nguyễn Lê qua Zalo: 0906.67.63.63.
Bước 2: Đến ngân hàng chỉ định cùng nhân viên Nguyễn Lê để hoàn tất thủ tục mở sổ, chỉ mất khoảng 1 tiếng.
Bước 3: Nhận bộ hồ sơ sổ tiết kiệm đầy đủ và thanh toán dịch vụ.
Nguyễn Lê cam kết mang đến dịch vụ thuê sổ tiết kiệm đi Nhật với chi phí cạnh tranh nhất thị trường, giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí.
Chi phí thấp nhất
Sổ Tiết Kiệm | Kỳ hạn sổ | Phí DV |
---|---|---|
50 Triệu | 12 tháng | 700.000đ |
100 Triệu | 12 tháng | 800.000đ |
200 Triệu | 12 tháng | 900.000đ |
300 Triệu | 12 tháng | 1.200.000đ |
400 Triệu | 12 tháng | 1.400.000đ |
500 Triệu | 12 tháng | 1.600.000đ |
600 Triệu | 12 tháng | 1.800.000đ |
700 Triệu | 12 tháng | 2.000.000đ |
800 Triệu | 12 tháng | 2.200.000đ |
900 Triệu | 12 tháng | 2.400.000đ |
01 Tỷ đồng | 12 tháng | 2.600.000đ |
Trên 1 Tỷ | 12 Tháng | 0,25% |
Sổ Tiết Kiệm | Phí Không Mượn Sổ Gốc |
Phí Mượn Sổ Gốc |
---|---|---|
100 Triệu | 2.000.000đ | Liên Hệ |
200 Triệu | 2.000.000đ | Liên Hệ |
300 Triệu | 2.500.000đ | Liên Hệ |
400 Triệu | 3.000.000đ | Liên Hệ |
500 Triệu | 3.000.000đ | Liên Hệ |
600 Triệu | 3.500.000đ | Liên Hệ |
700 Triệu | 3.500.000đ | Liên Hệ |
800 Triệu | 4.000.000đ | Liên Hệ |
900 Triệu | 4.000.000đ | Liên Hệ |
1 Tỷ | 4.500.000đ | Liên Hệ |
Lưu ý:
- Giá duy nhất, không phát sinh thêm
- Phí mượn sổ gốc và duy trì vui lòng liên hệ Nguyễn Lê
Những điểm cần lưu ý khi thuê sổ tiết kiệm đi Nhật
1. Dịch vụ mở sổ tiết kiệm có an toàn không?
Sổ tiết kiệm không có bất kỳ dấu vết nào cho thấy đây là sổ chuyển nhượng, đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp. Khi Đại sứ quán liên hệ ngân hàng kiểm tra, sổ tiết kiệm của bạn sẽ luôn được xác nhận là chính chủ.
2. Dịch vụ này có hợp pháp không?
Về cơ bản, dịch vụ này hoàn toàn hợp pháp vì chỉ đơn thuần hỗ trợ khách hàng mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng, không liên quan đến làm giả giấy tờ hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
3. Sổ tiết kiệm du học có phải luôn trên 500 triệu không?
Không nhất thiết sổ tiết kiệm du học phải luôn trên 500 triệu đồng. Con số này chỉ là ước tính cho chi phí một năm du học, bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí. Nếu bạn đi du học với thời gian ngắn hơn, ví dụ 6 tháng, thì số tiền trong sổ tiết kiệm có thể giảm đi một nửa.
Nguyễn Lê đã có kinh nghiệm hỗ trợ nhiều trường hợp xin COE du học thành công với sổ tiết kiệm dưới 500 triệu đồng, chứng tỏ rằng điều quan trọng nhất là chứng minh được khả năng tài chính đủ để trang trải chi phí trong suốt thời gian du học, chứ không phải chỉ đơn thuần là một con số cố định.
4. Có cần phải trả lãi cho số tiền trong sổ tiết kiệm không?
Có 2 trường hợp xảy ra:
Không trả lãi: Nếu quyết định tất toán sổ tiết kiệm ngay sau nhận được giấy xác nhận số dư.
Trả lãi: Nếu muốn duy trì số dư trong sổ cho đến khi nhận kết quả visa. Chi phí duy trì tính theo lãi suất ngân hàng hiện hành.
Nguyễn Lê khuyến khích khách hàng nên duy trì sổ tiết kiệm cho đến khi nhận được kết quả visa. Điều này giúp đảm bảo tính nhất quán của hồ sơ và tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình xét duyệt.
5. Có cần phải giải trình về nguồn gốc số tiền trong sổ tiết kiệm không?
Về nguyên tắc, cơ quan lãnh sự Nhật Bản không yêu cầu bạn phải giải trình nguồn gốc số tiền trong sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, việc có một số dư hợp lý và phù hợp với mục đích chuyến đi sẽ giúp hồ sơ của bạn trở nên thuyết phục hơn.
Nguyễn Lê khuyến khích bạn mở sổ tiết kiệm với số dư theo đúng gợi ý đã được cung cấp, vừa đáp ứng yêu cầu của Đại sứ quán, vừa tránh lãng phí không cần thiết.
6. Ai là người đứng tên trên sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm có thể đứng tên người xin visa hoặc người bảo lãnh về tài chính. Người bảo lãnh thường là người có mối quan hệ thân thiết với đương đơn, chẳng hạn như cha mẹ, vợ/chồng hoặc con cái.
7. Các trường hợp nào xin visa Nhật không cần có sổ tiết kiệm?
Du học bổng báo, du học có học bổng hay đi du lịch theo pack tour. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp này, bạn vẫn nên chuẩn bị một số giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của mình hoặc người bảo lãnh (nếu có) để tăng thêm tính thuyết phục cho hồ sơ xin visa.