Tóm Tắt Nội Dung
- Cách chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp
- Sổ tiết kiệm
- Điều này sẽ đảm bảo được rằng sẽ không có bất cứ ai trốn ở lại bất hợp pháp tại quốc gia của họ.
- Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
- Chứng từ về lương và các khoản thu nhập khác
- Hồ sơ xin visa du lịch Pháp gồm những gì?
- Giấy tờ chứng minh công việc:
- Giấy tờ chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp:
- Giấy tờ chuyến đi:
- Thời gian xin visa du lịch Pháp là bao lâu?
Để xin được visa cho chuyến du lịch Pháp sắp tới. Trong bộ hồ sơ mà bạn phải chuẩn bị không thể nào thiếu đi chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp được. Vậy làm sao để chứng minh tài chính du lịch Pháp? Hãy cùng tham khảo bài viết này để nắm được thật rõ thông tin về vấn đề này nhé!
Cách chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp
Chúng tôi có thể hỗ trợ giúp bạn nếu bạn không có quá nhiều thời gian trong việc chuẩn bị thủ tục chứng minh tài chính. Đã có rất nhiều cuộc gọi đến Visa Nguyễn Lê với chung một câu hỏi là: “Làm sao để chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp?”. Với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu trong khả năng thời gian cho phép. Bạn hoàn toàn có thể tự mình hoàn thành thủ tục để chứng minh tài chính du lịch Pháp được đấy.

xin visa du lịch Pháp
Những giấy tờ mà bạn cần có để chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp bao gồm:
-
Sổ tiết kiệm
Vì sao Đại sứ quán hay Lãnh sự quán ở mỗi quốc gia lại bắt buộc một mức giá trị lớn trong sổ tiết kiệm khi xin visa như vậy? Câu trả lời ở đây sẽ là để có thể xác định được rằng bạn có đủ khả năng chi trả các chi phí cho chuyến đi hay không. Ngoài ra, đây cũng chính là ràng buộc để bạn quay về Việt Nam sau khi visa hết thời hạn lưu trú.
Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất để bạn có thể chứng minh tài chính xin visa. Và trong sổ tiết kiệm đương nhiên không thể thiếu một số tiền đủ lớn và đáp ứng đúng với yêu cầu mà thủ tục xin visa của nước đó yêu cầu. Ở đây, nếu xin visa du lịch Pháp, sổ tiết kiệm của bạn. Cần có khoảng từ 100–200 triệu đồng và đã được gửi từ 3 tháng trở lên.
Điều này sẽ đảm bảo được rằng sẽ không có bất cứ ai trốn ở lại bất hợp pháp tại quốc gia của họ.
Một lưu ý là ở mỗi quốc gia khi xin visa họ sẽ có những quy định khác nhau. Về hạn mức giá trị trong sổ tiết kiệm để chứng minh tài chính. Do đó, trước khi có dự định xin visa một quốc gia nào đó. Ít nhất là trước 4 tháng bạn cần tìm hiểu về thủ tục chứng minh tài chính của quốc gia mà bạn dự định sẽ đến. Sau đó hãy chuẩn bị đầy đủ số tiền theo quy định đó trong sổ tiết kiệm.
Và hãy nhớ rằng bạn không nên gửi một lúc một khoản tiền lớn vào sổ tiết kiệm mà hãy chia nhỏ các lần gửi ra. Ngoài ra, kỳ hạn gửi tối thiểu phải là 3 tháng bạn nhé.
-
Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
Ngoài sổ tiết kiệm, bạn sẽ cần phải nộp thêm các chứng từ về tài khoản ngân hàng. Trong đó không thể thiếu giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
Vậy tại sao chứng minh tài chính du lịch Pháp lại phải cần đến giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng? Sở dĩ có thêm yêu cầu này là bởi vì tài khoản ngân hàng của bạn có thể được sử dụng linh hoạt hơn sổ tiết kiệm. Điều này giúp phía Lãnh sự quán có thể phần nào “yên tâm” rằng. Bạn sẽ đủ tiền chi trả cho các khoản phí trong suốt chuyến đi.
Cũng giống như sổ tiết kiệm, số dư tài khoản ngân hàng mà mỗi quốc gia khi cấp visa đòi hỏi là khác nhau. Ngoài ra, cũng sẽ có những nước yêu cầu bạn phải nộp thêm bản sao thẻ tín dụng quốc tế (thẻ visa, mastercard,…).
-
Chứng từ về lương và các khoản thu nhập khác
Đa phần khi chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp. Đều được yêu cầu phải chứng minh cả nguồn gốc số tiền mà bạn có. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị cả những giấy tờ chứng minh được thu nhập của mình. Gồm lương và các khoản thu nhập khác. Nếu như bạn không chứng minh được rõ ràng nguồn gốc về khoản tiền tiết kiệm. Số dư ngân hàng từ đâu mà có được. Thì hồ sơ xin visa của bạn hoàn toàn có thể bị từ chối.

xin visa du lịch Pháp
Hồ sơ xin visa du lịch Pháp gồm những gì?
Một bộ hồ sơ xin visa du lịch Pháp sẽ bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản gốc hộ chiếu (còn hạn ít nhất 6 tháng + còn trang trống) và tất cả hộ chiếu cũ (nếu có).
- Đơn xin visa.
- Bản sao chứng minh nhân dân.
- Ảnh thẻ với kích thước 3.5×4.5, nền trắng, được chụp trong 6 tháng gần nhất.
- Sổ hộ khẩu.
Giấy tờ chứng minh công việc:
- Đối với nhân viên, người làm công ăn lương: hợp đồng lao động; bảng lương trong 3 tháng gần đây. Quyết định bổ nhiệm/ tuyển dụng; đơn xin nghỉ phép.
- Đối với người kinh doanh: giấy phép kinh doanh. Biên lai đóng thuế trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Đối với học sinh, sinh viên: thẻ/ giấy xác nhận học sinh, viên viên; đơn xin phép nghỉ học. Giấy bảo lãnh của bố mẹ có xác nhận từ UBND nơi sinh sống.
- Người đã nghỉ hưu: sổ hưu trí; quyết định nghỉ hưu.
Giấy tờ chứng minh tài chính xin visa du lịch Pháp:
- Giấy xác nhận tài khoản tiết kiệm giá trị từ 100–200 triệu đồng và phải được gửi từ 3 tháng trở lên.
- Sao kê tài khoản ngân hàng trong 3 tháng gần nhất và có xác nhận của ngân hàng.
- Sao kê thẻ tín dụng trong vòng 3 tháng (phải có xác nhận của ngân hàng hoặc có thể in mail báo nợ hàng tháng).
Giấy tờ chuyến đi:
- Bảo hiểm du lịch.
- Booking khách sạn toàn bộ chuyến đi.
- Giấy xác nhận đặt vé máy bay điện tử.
- Lịch trình cụ thể chuyến đi.
Thời gian xin visa du lịch Pháp là bao lâu?
Hiện nay, thời gian xin visa du lịch Pháp sẽ mất khoảng 7–14 ngày làm việc. Thời gian này không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ kể từ thời điểm bạn nộp hồ sơ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây là thời gian để nhận kết quả xin visa du lịch Pháp đối với mùa thấp điểm (ít người xin).
Do đó, để đề phòng việc xin visa đảm bảo cho chuyến đi đúng thời gian. Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý để xin visa đúng hạn. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng hồ sơ xin cấp visa du lịch Pháp chỉ có thể nộp tối đa là 90 ngày trước ngày bạn khởi hành.
Còn đối với mùa cao điểm, số lượng hồ sơ xin visa là rất nhiều. Do đó mà thời gian xét duyệt hồ sơ cũng sẽ kéo dài hơn khoảng từ 15–30 ngày. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, khi hồ sơ bạn cần phải xác minh thêm các thông tin. Thời gian này có thể kéo dài từ 2–3 tháng. Hoặc cũng có nhiều trường hợp hồ sơ bị trả lại ngay khi gặp phải những vấn đề sai phạm nghiêm trọng.