Với những ai đã từng xuất – nhập cảnh, chắc hẳn không còn xa lạ với việc làm hộ chiếu. Nó được xem như một vật bất ly thân bạn cần phải có sau mỗi lần thông quan.
Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu rõ hộ chiếu là gì? Những điều cần biết về hộ chiếu hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng Nguyễn Lê tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết nhé.!
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu hay còn được gọi với một cái tên khác thông dụng hơn chính là Passport. Đây là một loại giấy tờ được cấp bởi Chính phủ với các công dân với mục đích cấp quyền xuất cảnh và nhập cảnh. Nó gần giống như một chiếc chứng minh thư để có thể chứng minh quốc tịch của mình khi ở trên một lãnh thổ khác.
Một hộ chiếu đầy đủ sẽ bao gồm những thông tin: tên chủ sở hữu, ngày tháng năm sinh, ảnh, quốc tịch, chữ ký và ngày cấp, ngày hết hạn.
Phân loại hộ chiếu
Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính: Hộ chiếu phổ thông, Hộ chiếu công vụ và Hộ chiếu ngoại giao dùng cho người làm Nhà nước.
Hộ chiếu Công vụ (Official Passport)
Những ai làm trong cơ quan Chính phủ thường phải đi nước ngoài công tác do công vụ sẽ được cấp hộ chiếu Công vụ. Loại hộ chiếu này có giá trị trong vòng 5 năm từ ngày cấp. Người được cấp có thể đi đến tất cả các quốc gia và được ưu tiên qua cổng khi nhập cảnh. Đặc biệt, được miễn visa nhập cảnh.
Sổ này được cấp tại Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ.
Hộ chiếu phổ thông (Popular Passport)
Đây là loại hộ chiếu mà đa số người dân sử dụng. Nó được coi là tài sản quốc gia và được cấp cho người có quốc tịch Việt Nam. Sổ này sử dụng thay cho chứng minh nhân dân và xuất, nhập cảnh khi cần thiết.
Đối với loại hộ chiếu này, được cấp cho cả người lớn và trẻ em. Với mỗi đối tượng sẽ có thời hạn áp dụng khác nhau.
- Trẻ em dưới 9 tuổi: Bổ sung vào hộ chiếu đã cấp của cha hoặc mẹ. Thời hạn của cha mẹ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày bổ sung.
- Trẻ em dưới 14 tuổi: Thời hạn không quá 5 năm, tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
- Với công dân từ 14 tuổi trở lên: thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Người dân để có hộ chiếu cần phải nộp hồ sơ đề nghị cấp và nhận lại sổ tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.
Hộ chiếu ngoại giao
Đây cũng là loại sổ được cấp cho các quan chức ngoại giao đi nước ngoài công tác. Đối tượng được sử dụng hộ chiếu này bao gồm các cán bộ cấp cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng, Thứ trưởng,…
Hộ chiếu có giá trị 5 năm từ ngày cấp. Người được cấp có thể đi đến tất cả các quốc gia và được ưu tiên qua cổng khi nhập cảnh. Đặc biệt, được miễn visa nhập cảnh.
Hộ chiếu được cấp bởi Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao và Sở Ngoại vụ.
Số hộ chiếu là gì?
Số hộ chiếu là một trong những phần quan trọng nhất của cuốn sổ này. Nó là một dãy số gồm 8 ký tự, sẽ được bắt đầu bằng một chữ cái in hoa và 7 số ngẫu nhiên. Số này thường được ghi ở ngay trang thứ nhất.
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể ghi nhớ số hộ chiếu và đọc ra khi cần thiết. Mọi thông tin của bạn đều có thể được hiển thị nhanh chóng rõ ràng ngay sau khi nhập dãy số này.
Sổ hộ chiếu có màu gì?
Hiện nay, màu của sổ hộ chiếu được phân loại rõ ràng. Với mỗi một loại khác nhau sẽ sở hữu một màu khác nhau giúp người dùng dễ dàng nhận biết và phân biệt. Có những màu chính: Màu xanh lá cây, Màu đỏ, Màu đen.
Hộ chiếu đỏ là gì?
Đại đa số các quốc gia trên thế giới đều sử dụng hộ chiếu màu đỏ. Màu này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc mang chủ nghĩa Cộng sản cũng như là màu sắc xuất hiện nhiều trên quốc kỳ các nước.
Hộ chiếu xanh là gì?
Những hộ chiếu có màu xanh lá cây thường dành cho những đất nước coi thiên nhiên và cuộc sống là biểu tượng. Đặc biệt là các quốc gia Hồi giáo, Cộng hòa Hồi giáo.
Hộ chiếu đen là gì?
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được những chiếc hộ chiếu màu đen ở các quốc gia Châu Phi hoặc của các nước coi đen là màu sắc quốc gia.
Thủ tục làm hộ chiếu (Thủ tục làm Passport)
Muốn thực hiện làm thủ tục hộ chiếu nhanh chóng, người làm cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tời sau:
- 01 tờ khai theo mẫu được cấp bởi đơn vị làm hộ chiếu
- 02 ảnh mới chụp cỡ 4x6cm, mặt nhìn thẳng, không đeo kính, phông nền trắng
- Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Trong trường hợp người mất hành vi dân sự hoặc người chưa đủ 14 tuổi phải có tờ khai đề nghị cấp do cha mẹ, người đại diện khai và ký tên, được xác nhận bởi cấp có thẩm quyền. Đồng thời, nộp giấy khai sinh bản sao và chụp có chứng thực của cấp có thẩm quyền chứng minh người đại diện hợp pháp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về sổ hộ chiếu. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần sự trợ giúp làm hộ chiếu, bạn có thể liên hệ ngay với Nguyễn Lê để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.