Phụ huynh đang có ý định cho con đi du học Úc hay các nước phát triển khác. Cần cân nhắc kỹ về khả năng tự lập và tài chính của gia đình. Không nên cho con đi du học vì “bạn bè nó ai cũng đi” hay “học xong kiếm vé ở lại rồi rước bố mẹ sang”.

Chào cả nhà, sáng nay Giỏi tình cờ đọc được bài viết “Những gia đình vỡ mộng khi con du học trời Tây” của Vnexpress khi đang lướt lướt facebook. Đọc xong thấy hay quá phải note ngay lại để chia sẻ cùng các bậc phụ huynh. Bố mẹ và các bạn học sinh sinh viên sắp đi du học. Đặc biệt là ở các nước xa như Úc, Mỹ, Canada.

Ngắn gọn của bài trên đó là du học sớm (hay ngay cả không sớm) cũng đều là con dao 2 lưỡi.

Phụ huynh cho con đi du học từ cấp 2 trong khi các cháu chưa sẵn sàng về kỹ năng tự lập dẫn đến trình trạng stress. Học tiếp thì mệt mỏi, mà quay về thì “nhục” và mất trắng tiền bạc, tâm huyết. Nếu con em mình chưa chuẩn bị tâm lý và kiến thức sống đầy đủ (đặc biệt với thế hệ con em VN hiện nay thì cực kỳ thiếu kỹ năng tự lập) thì sẽ gặp vấn đề là chắc chắn. Nếu bản lĩnh không vững vàng thì sẽ không vượt qua nổi.

Bài này làm Giỏi nhớ đến ngày ra Hà Nội đi học đại học, mới ra chưa quen khóc um xùm mất mấy đêm. Sau đó được vài tháng thì lại nói cười như bình thường. Rồi đến năm 3 thì tỉnh queo vì quen với cảm giác xa nhà.

Ngân nghĩ rằng phụ huynh cần tập cho các em tính tự lập cũng giống như sinh viên đi học xa nhà ấy. Phải tự nấu ăn, mua đồ, dọn dẹp, tính toán giờ giấc mà đi học và làm việc. Tính toán tiền mà chi tiêu, có việc gì khó quá không biết thi đi hỏi. Hỏi người này không xong thì hỏi người khác, phải mạnh dạn. Tiếng anh ở Việt Nam có giỏi đến mấy thì sang bên đó cũng có lúc không khớp. Có trục trặc mà không mạnh dạn đi hỏi, ngồi ôm vấn đề rất rễ stress.

>>Xem thêm: cách chứng minh tài chính du lịch

Chung Minh Tai Chinh Du Hoc Uc

đi du học úc

Rồi khi đi làm thêm, cần phải biết mục đích của việc đi làm thêm là gì?

Lấy thêm kinh nghiệm, dạn dày trong cách ứng xử, mở rộng mối quan biết… Làm thêm luôn tốt nếu người du học sinh hiểu rõ mình đang làm gì và vì sao. Từ đó xác định luôn là lấn sâu vào các công việc tay chân, phục vụ nhà hàng hay nail.

Ngoài việc dạy các bạn cách tự lập, các bố mẹ cố gắng trở thành bạn của con. Để nhận được những lời tâm sự ngay khi vấn đề sắp phát sinh. Nói gì thì nói, vì vấn đề tuổi tác và văn hoá, bố mẹ ở Việt Nam có thể vì con mà bỏ ăn bỏ mặc chứ hiếm khi cùng trò chuyện như những người bạn. Tất nhiên tâm sự nhiều với con chỉ giải quyết được vấn đề bề nổi thôi. Quan trọng là con có kiến thức đủ để thích nghi với những cái mới và đủ tự lập để tự mình vượt qua khó khăn.

3 cái sai khi cho con đi du học Úc, Canada, Mỹ. Sau đây Giỏi xin liệt kê 3 sai lầm về suy nghĩ, mindset của phụ huynh khi quyết định cho con đi du học ở các nước xa xôi. Nếu bố mẹ nào đang có trong đầu những suy nghĩ này. Mong rằng bố mẹ đó hãy xem lại cẩn thận việc đi du học để tránh tốn tiền mà còn dễ mất con.

1 – Gửi con đi du học úc mà đeo thêm cho nó gánh nặng tài chính

Sai lầm nhất là bắt con vừa học vừa làm để tự nuôi bản thân. Thực sự con số du học sinh vừa phải học và phải làm để nuôi thân mà tìm được việt làm tốt rất ít. Đi làm cả tuần như vậy kết quả học tập thấp hoặc tốt nghiệp trầy trật. Rồi lại đi làm trái ngành vì chuyên môn đâu có thời gian để chăm chút. Hoặc nếu là con gái thì lấy chồng ở nhà chăm con.

Trong toàn bộ chi phí du học Úc nhiều nhất vẫn là học phí. Nếu tìm được học bổng thì tốt. Nếu không thì bố mẹ phải lo đủ học phí suốt thời gian học công thêm ít nhất là 50% sinh hoạt phí. Để con cái có thể đi làm thêm theo nghĩa tự rèn luyện bản thân. Đúng luật pháp và không lo sợ bị chủ lao động ăn hiếp. Nếu nhắm đủ tài chính thì để con đi, nếu không đủ thì cũng đừng mơ mộng con cái sẽ giống nhà ông nọ bà kia, vừa học vừa làm lại còn đủ cả tiền gửi về cho gia đình. Tỷ lệ này cực ít với các bạn thực sự xuất sắc.

>>Xem thêm: chứng minh tài chính đi du học

Du Hoc Uc 1

Đi Du Học Úc

Vì sao lại liên quan đến pháp lý.

Hầu hết visa du học của Úc và một số quốc gia phát triển khác như Anh, Mỹ, Canada. Thì du học sinh quốc tế học phổ thông đều bị giới hạn về số giờ đi làm và công việc, thậm chí bị cấm làm thêm. Ví dụ như ở Canada học sinh cấp 3 chỉ được phép làm thêm trong trường. Chỉ có bậc học đại học mới được làm các công việc ngoài phạm vi trường. Còn lại chỉ có nghiên cứu sinh, đi học thạc sĩ mới không bị giới hạn làm. Rồi chưa kể các bạn đi làm quá số giờ quy định và nhận tiền mặt, trốn thuế. Như vậy rất có thể con của mình đang vi phạm pháp luật và hậu quả có thể là bị đuổi về nước.

Cần phải làm rõ ngay từ đầu đi du học úc

Bắt con đi làm thêm để tự nuôi mình và để con đi làm thêm như sự tự thân vận động là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Nếu cách hiểu thứ nhất áp dụng cho các học sinh thiếu chí tiến thủ và năng lực. Thì thường là sẽ rơi vào cái vòng luẩn quẩn giữa kiếm sống và học tập. Đó còn chưa kể tới về mặt pháp lý thì việc tự kiếm được tiền nuôi thân là một áp lực rất lớn.

Tất nhiên có là diễn biến xấu nhất có thể xảy ra và ít du học sinh rơi vào tình trạng như vậy. Nhưng các bậc cha mẹ, gia đình có sắp cho con đi du học cần nhận thức được rằng việc “nuôi chúng nó một năm đầu. Sau chúng nó vừa học vừa làm tự nuôi nhau” về tình đã khó chấp nhận, về lý cũng không được phép. Giỏi còn phải nhắc lại với phụ huynh là một số trường hợp vì áp lực tài chính mà nhiều du học sinh đi làm chui và bị tối xử rất tệ. Nhưng cũng không dám phản ánh lên chính quyền vì sợ ảnh hưởng tới visa.

>>Xem thêm: giấy tờ chứng minh tài chính

Chung Minh Tai Chinh Du Hoc Uc

Đi Du Học Úc

2 – Luôn muốn o bế cho con ngay cả khi cách xa nửa vòng trái đất

Hướng dẫn mấy cái cơ bản như đi lại, nhà ở, học hành chứ mà nhờ ăn ở thế nào. Tác động để học cho chăm chỉ, không bạn bè bù khú các thứ thì thực sự rất khó. Mà nhất là nhờ một người xa lạ, không có thân thiết để bảo ban các vấn đề cá nhân thì rất rất khó.

Con đi du học ở Úc mà bố mẹ ở Việt Nam lo từng bữa ăn. Cũng vì vụ này mà thỉnh thoảng có nhận được lời nhờ cậy của một số bố mẹ mà mình phải từ chối do bận. Gia đình đồng ý cho con đi du học ở xa mà nhờ mình tìm xem có bạn nào bên đó, rồi hướng dẫn cho em nó. 

Giỏi tiếng Anh, nói trôi chảy tiếng bản địa, biết tự lập. Có hiểu biết về cuộc sống, giáo dục bên đó thì không ngại gì cả. Còn không chuẩn bị gì thì qua đó chắc chắn rất là mệt.

3 – Cho con đi du học Úc để tìm đường ở lại

Giỏi thấy có nhiều kiểu du học sinh. Có kiểu học hành khỏi bàn, Điều kiện kinh tế có thừa, ở hay về không phải là vấn đề. Lại có kiểu khác học hành nói thực là kém, nhưn “ông bà già” có tiền, cho đi học mà vẫn tìm cách để ở lại.

Kiểu cuối cùng mới là mệt nhất, học hành không đến mức quá kém nhưng cũng làng nhàng. Nhưng khổ nhất là gia đình vay mượn để cho đi du học và tìm mọi cách để ở lại. Và vì con cái lúc nào cũng cày kéo kiếm tiền mà học hành bê xê lết. Thời gian để đi làm thêm nên kết quả học tập kém. Quan hệ bị giới hạn rồi có trường hợp kết hôn với người chả ra sao.

Không nên đặt áp lực phải ở lại lên lưng con của mình mà đầu tiên phải nghĩ đó là vì kiến thức. Kinh nghiệm nó sẽ tiếp thu được để dù ở lại hay về nước vẫn hữu ích cho con. Cái này thuộc về mindset, không xác định được từ trước khi đi đi học. Thì dù ban đầu có đi với mục đích lành mạnh rồi sau cũng trốn ở lại với lương ba cọc ba đồng.

..Xem thêm: Chứng minh tài chính du học úc

Kiểu cuối cùng này có thêm một phiên bản mở rộng

Đó là các gia đình mà bố mẹ có thói quen định hướng tất cả cho con, ra quyết định tất cả. Kinh tế của họ cũng không khó khăn lắm, nói chung đủ nuôi. Vì mắc bệnh thích định hướng nên đã định thế nào thì con cứ thế mà theo. Bảo du học là phải đi, đi thì cố ở lại, bố mẹ đã hy sinh vì con thì con phải cố gắng, học xong phải ở lại được. Trong thời điểm nhà nhà người người đi du học. Những bạn rơi vào mấy trường hợp vừa nói nếu cố gắng lắm mới bật lên được còn không thì lại thành lỡ dở.

Nói chung minh rất là hiểu tâm trạng của các bậc làm cha làm mẹ ở Việt Nam. Mong muốn con được hưởng nền giáo dục tốt. Mong thế hệ sau được lớn lên trong môi trường lành mạnh hơn… Nhưng có chăng chỉ nên gửi con đi du học Úc, Canada, Mỹ, Anh… Khi con muốn và sẵn sàng. Còn không thì cứ phấn đấu thật tốt ở Việt Nam.

Các nước phát triển vẫn khát thiếu lao động có trình độ và tay nghề tốt mà minh chứng rõ nhất là Canada, Úc. Đều có các chương trình tiếp nhận di dân có trình độ và tay nghề. Vì vậy đi du học không phải là con đường duy nhất để định cư. Cứ ở Việt Nam đầu tư vào học vấn, kinh nghiệm làm việc, tiếng anh… Thì cũng có nhiều cơ hội.

Đánh giá post