chứng minh tài chính du họcChứng minh tài chính là bước không thể thiếu khi tiến hành hồ sơ xin visa du học, tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức của cả phụ huynh và sinh viên. Đây cũng là khâu phức tạp và khó khăn nhất trong bộ hồ sơ du học – điều mà hầu hết phụ huynh và sinh viên đều công nhận.

Hiểu về chứng minh tài chính khi xin visa du học?

Việc chứng minh tài chính khi đi du học tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Canada là yêu cầu bắt buộc. Điều này ngày càng được siết chặt do tình trạng mượn danh nghĩa đi du học để sang làm việc hoặc định cư bất hợp pháp đang tăng cao.

Thực chất, việc chứng minh tài chính nhằm thiết lập sự tin tưởng với Đại sứ quán và Cục xuất nhập cảnh của các nước về khả năng kinh tế của gia đình mình.

Khi kinh tế gia đình bạn đủ mạnh đồng nghĩa với việc kinh phí cho suốt quá trình học tập của bạn sẽ được cung cấp đầy đủ. Các bạn sẽ có thể tập trung vào việc học thay vì lo lắng đi làm thêm để đóng học phí, trang trải chi phí sinh hoạt,…

Sự đảm bảo này như một cam kết rằng bạn sang đây chỉ với mục đích học tập chứ không phải để đi làm kiếm tiền hay có bất cứ ý định nào khác.

xin visa thành công

Du học mở ra một tương lai mới cho các du học sinh

Chứng minh tài chính du học bằng những cách nào?

Bản chất của chứng minh tài chính du học các nước thường giống nhau, gồm 2 phần cơ bản là sổ tiết kiệm và hồ sơ chứng minh thu nhập, ngoài ra còn có chứng minh tài sản sở hữu.

Nếu như sổ tiết kiệm chứng minh khả năng chi trả học phí, chi phí đi lại, sinh hoạt phí thì hồ sơ chứng minh thu nhập sẽ cho thấy nguồn gốc thu nhập hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, đồng thời sẽ trả lời cho câu hỏi tiền trong sổ tiết kiệm ở đâu ra.

1. Sổ tiết kiệm

Đây là một trong những phương thức chứng minh tài chính cơ bản nhất khi làm hồ sơ du học. Thực chất, đây cũng là một loại tài sản. Lãnh sự cần xem xét những tài sản có tính thanh khoản cao (hay còn gọi là tính lưu động), trong đó tiền mặt là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao nhất.

Thông thường, các Đại Sứ Quán/ Lãnh Sự Quán sẽ yêu cầu số tiền trong sổ tiết kiệm tối thiểu phải bằng chi phí cho 1 năm học đầu tiên của bạn tại nước ngoài.

Giả sử khi đi học Đại học/ Thạc sĩ tại Anh Quốc, số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn ít nhất phải bằng học phí + chi phí sinh hoạt năm đầu tiên.

Ví dụ: Chi phí sinh hoạt theo yêu cầu là 1,020GBP/tháng nếu bạn tới London và 820GPB/tháng nếu bạn tới những khu vực khác ). Nếu học phí của bạn là 10,000 GBP, bạn sẽ cần: 10,000 + 1,020 x 9 (tháng) = 19,180 GBP

Bạn cũng cần lưu ý về thời hạn mở sổ tiết kiệm. Thời hạn mở sổ ở đây được tính từ lúc bạn lập sổ cho đến lúc nộp hồ sơ visa. Úc, New Zealand, Mỹ, Canada tương đối giống nhau, bạn cần mở trước 3 tháng khi nộp hồ sơ xét duyệt visa hoặc lý tưởng nhất là 6 tháng. Đối với nước Anh thì chỉ cần mở sổ trước khi nộp hồ sơ 28 ngày là hợp lệ.

khách hàng làm sổ tiết kiệm

Dù xin visa đi diện nào thì sổ tiết kiệm cũng là thành phần không thể thiếu

Làm gì nếu bạn không đủ tiền mở sổ tiết kiệm

Không đủ tiền, đồng nghĩa bạn sẽ không thể xin visa. Lúc này, bạn bắt buộc phải sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính, theo đó Nguyễn Lê sẽ dùng tiền của mình chuyển vào tài khoản của bạn để bạn làm thủ tục xin giấy xác nhận số dư tài khoản/sổ tiết kiệm tại ngân hàng.

Đây thực chất là một hình thức cho vay và bạn sẽ phải trả phí dịch vụ theo bảng phí bên dưới. Nhiều bạn lo lắng không biết mở sổ tiết kiệm theo hình thức này có an toàn không ? Đại sứ quán có thể xác minh không?

Nguyễn Lê xin khẳng định 100% an toàn, hơn 14 năm làm chứng minh tài chính, Nguyễn Lê đã xin visa thành công cho hàng ngàn khách hàng theo cách này. Bạn có thể tự mình check mã QR trên giấy xác nhận số dư tài khoản, sử dụng app ngân hàng tra cứu, xác minh qua tổng đài ngân hàng hay tại quầy giao dịch, tất cả đều được xác thực vì thông tin của bạn đã được lưu trữ trên hệ thống ngân hàng.

Toàn bộ thủ tục thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng nên bạn không phải lo lắng về vấn đề giấy tờ giả mạo hay lừa đảo, thông tin luôn được xác thực khi Đại sứ quán tiến hành xác minh.

Hồ sơ bạn nhận được bao gồm:

  • 02 bản sao giấy xác nhận số dư tài khoản/sổ tiết kiệm bản song ngữ (do ngân hàng cấp)
  • 02 sổ tiết kiệm bản photo (do ngân hàng cấp)
  • 01 sổ tiết kiệm bản gốc (cho mượn đi phỏng vấn)

Bảng phí mở sổ tiết kiệm

Sổ Tiết Kiệm Kỳ hạn sổ Phí DV
50 Triệu 12 tháng 600.000đ
100 Triệu 12 tháng 700.000đ
200 Triệu 12 tháng 800.000đ
300 Triệu 12 tháng 1.000.000đ
400 Triệu 12 tháng 1.200.000đ
500 Triệu 12 tháng 1.400.000đ
600 Triệu 12 tháng 1.600.000đ
700 Triệu 12 tháng 1.800.000đ
800 Triệu 12 tháng 2.000.000đ
900 Triệu 12 tháng 2.200.000đ
01 Tỷ đồng 12 tháng 2.400.000đ
Trên 1 Tỷ 12 Tháng 0,23%
*Bảng phí áp dụng cho khách hàng tại TP.HCM & Hà Nội. Phí các tỉnh khác vui lòng liên hệ 0909.444.666

2. Chứng minh thu nhập

Hồ sơ chứng minh thu nhập sẽ cho thấy thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm của bạn hoặc bố, mẹ, người bảo trợ tài chính cho bạn. Nguồn thu nhập này có thể đến từ tiền lương hàng tháng, lợi nhuận kinh doanh, tiền cho thuê nhà/đất, thu nhập từ cổ phần/cổ phiếu hay góp vốn kinh doanh, thu nhập từ nông – lâm – ngư nghiệp…

Các khoản thu nhập phải bắt nguồn từ các hoạt động hợp pháp, có tính ổn định. Đó cũng là nguồn tích lũy để hình thành sổ tiết kiệm, tài sản khác.

3. Tài sản khác (nếu có)

Ngoài ra, những tài sản sở hữu có giá trị như nhà đất, bất động sản, xe hơi… cũng là yếu tố giúp hồ sơ của bạn đẹp hơn, tăng tỉ lệ thành công trong việc chứng minh tài chính.

Dù những tài sản giá trị có thể không phải là nguồn ngân sách để bạn du học nhưng sẽ giúp khẳng định khả năng tài chính vững vàng, có tính ổn định, nhờ đó độ tin cậy sẽ cao hơn và hồ sơ của bạn cũng có khả năng thông qua thuận lợi hơn.

Khó khăn của người Việt khi chứng minh tài chính du học

Chứng minh tài chính du học không đơn giản chỉ là cho thấy những con số mà cần được thể hiện rõ ràng qua giấy tờ chính thống. Cho dù bạn có dư dả tiền bạc nhưng giấy tờ không đầy đủ, hồ sơ không đủ thuyết phục cũng khó có thể xin visa du học thành công. Đó cũng là lý do có rất nhiều trường hợp khó hoặc không thể tự chứng minh tài chính được.

Việc phải đảm bảo sở hữu một số tiền đủ lớn trong sổ tiết kiệm và chứng minh được thu nhập ổn định hàng tháng không phải là điều dễ dàng. Không phải là việc bạn vay mượn theo nhiều hình thức để làm tăng số dư trong tài khoản tiết kiệm, sau đó lấy giấy chứng nhận số tiền để nộp cho Lãnh sự quán (sau đó rút tiền từ tài khoản đó để trả lại các chủ nợ) là được. Cái mà Lãnh sự cần là xác nhận số dư đạt đủ điều kiện đó đã được tồn tại trong bao lâu, thời gian có đủ theo yêu cầu hay không.

Bên cạnh đó, thu nhập của phần lớn gia đình Việt Nam đến từ loại hình lao động, buôn bán tự do, kinh doanh nhỏ lẻ, làm nông nghiệp… thuộc dạng không kê khai rõ ràng về thu nhập với các cơ quan nhà nước nên cực kỳ khó khăn trong việc chỉ ra nguồn thu nhập một cách rõ ràng, thuyết phục trên giấy tờ.

Ngoài ra, chứng minh tài chính du học còn gặp khó khăn vì thủ tục hành chính rườm rà, gây mất thời gian. Những nguyên nhân như chậm chạp, thiếu sót hay thậm chí là không thể chứng minh tài chính hoàn toàn có thể xảy ra, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như làm trì trệ kế hoạch du học của không ít bạn.

Để nâng cao cơ hội xin thị thực sinh viên thành công, rút ngắn khoảng thời gian xét duyệt hồ sơ, không phải quá đau đầu tìm hiểu về các loại giấy tờ chứng minh tài chính, hãy liên hệ ngay Nguyễn Lê với gần 15 năm kinh nghiệm làm hồ sơ du học để được hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị thủ tục hồ sơ tài chính du học với độ thuyết phục cao nhất.